Các mẹ có biết, 3 tháng đầu tiên sau sinh tỷ lệ trầm cảm chiếm khoảng 15% và 15-25% là năm đầu tiên. Con số không hề thấp và bất cứ thai phụ nào cũng có thể mắc chứng trầm cảm sau sinh. Vậy trầm cảm sau sinh cần làm gì để mẹ nhanh khỏi bệnh và tránh gây tổn hại cho con?
Thai phụ hay người thân trong gia đình phải trang bị cho mình những kiến thức để có thể phòng tránh và điều trị bệnh trầm cảm sau sinh đạt hiệu quả cao nhất. Theo các bác sĩ tâm lý, phát hiện bệnh càng sớm thì thai phụ càng nhanh chóng vượt qua chứng trầm cảm sau sinh.
Hãy tham khảo ngay 7 biện pháp khắc phục trầm cảm sau sinh dưới đây giúp mẹ lấy lại được sự cân bằng và trở lại cuộc sống bình thường.
Phương pháp tư vấn tâm lý
Tư vấn tâm lý là cách có thể vượt qua trầm cảm sau sinh nếu mẹ bị bệnh ở dạng nhẹ. Phương pháp này sẽ giúp mẹ ổn định tâm lý và lấy lại sự cân bằng nhanh chóng. Trường hợp, mẹ bị trầm cảm sau sinh nặng thì cần phải kết hợp uống thuốc và tư vấn.
Tư vấn tâm lý là cách điều trị bệnh trầm cảm sau sinh ở dạng nhẹ hiệu quả
Nhận thức tầm quan trọng của bản thân
Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công khi điều trị bệnh trầm cảm sau sinh là nhận thức rõ vai trò của bản thân. Thai phụ phải luôn tin tưởng, mình hết bệnh và sống hạnh phúc bên con cái, gia đình của mình. Nhiều mẹ không tin tưởng vào bản thân có thể vượt qua nên tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng. Hậu quả là họ gây sát thương cho bản thân và thậm chí làm hại cả đứa con của mình.
Lưu ý, thai phụ muốn điều trị bệnh trầm cảm sau sinh hiệu quả thì cần phải kiên trì.
Trầm cảm sau sinh cần làm gì – Thư giãn cũng là một giải pháp
Tình trạng bệnh trầm cảm sau sinh sẽ thuyên giảm đáng kể nếu mẹ nghỉ ngơi, luôn giữ tâm trạng vui vẻ, yêu đời. Thai phụ cũng không được thức khuya và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe. Không bắt ép bản thân làm những điều mình không thích.
Điều trị bằng thuốc
Trầm cảm sau sinh cần làm gì? Điều trị bằng thuốc an thần hay thuốc chống trầm cảm đều mang lại hiệu quả cao. Ngay khi mẹ nhận thấy có những dấu hiệu trầm cảm sau sinh thì cần đến bệnh viện thăm khám. Hoặc mẹ có thể mời bác sĩ đến tận nhà và nhớ cung cấp đầy đủ thông tin chính xác.
Chú ý, sử dụng thuốc chống trầm cảm thì một số mẹ bỉm sữa có thể gặp phải tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ. Khi sử dụng thuốc một thời gian mà không thấy cải thiện, thậm chí bệnh còn nặng hơn thì phải thông báo ngay với bác sĩ. Từ đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nặng hơn hay thay đổi phác đồ điều trị.
Thai phụ có thể uống thuốc để điều trị bệnh trầm cảm sau sinh
Tranh thủ thời gian con ngủ
Nhiều người mẹ tranh thủ thời gian con ngủ làm việc nhà. Mẹ hãy dừng ngay và thay vào đó ngủ khi con ngủ. Theo các chuyên gia, mẹ sinh hoạt cùng giờ với con cùng là cách hạn chế mắc bệnh trầm cảm.
Điều trị trầm cảm sau sinh với bài tập thể dục
Bài tập thể dục nhẹ nhàng vừa cải thiện sức khỏe cho người mẹ vừa tạo tinh thần thoải mái và ngăn chặn chứng trầm cảm sau sinh hiệu quả.
Tập thể dục cũng là cách giúp đẩy lùi bệnh trầm cảm sau sinh
Vai trò của những người thân trong gia đình
Phụ nữ sau sinh rất nhạy cảm và luôn cảm thấy đang một mình. Do đó, sự động viên của người thân, nhất là chồng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Mọi người hãy thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và luôn đồng hành cùng thai phụ. Khi đó, họ cảm thấy được sự đồng cảm và dễ dàng vượt qua thời gian khó khăn sau sinh.
Trầm cảm sau sinh cần làm gì? Thai phụ chỉ cẩn áp dụng các phương pháp ở trên sẽ giúp cải thiện bệnh trầm cảm hiệu quả. Đồng thời, người thân trong gia đình và nhất là người chồng cần phải quan tâm đặc biệt đến thai phụ trong thời gian mang thai và sau sinh để phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!