Tim thai ngừng đập có cứu được không là một câu hỏi thắt lòng khi nghe thai phụ hỏi. Không phải lúc nào thai kỳ cũng diễn ra suôn sẻ, vậy nguyên nhân nào khiến nhịp thai không còn và có cứu được không?
Nguyên nhân khiến tim thai ngừng đập
Do bất thường nhiễm sắc thể
Có khoảng 90% trường hợp sảy thai tự nhiên có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể. Bất thường nhiễm sắc thể có thể do:
- Bất thường từ trứng của người vợ
- Tinh trùng của người chồng bất thường có khiếm khuyết đầu hay đuôi
- Sự cố nào đó khi trứng và tinh trình của cả hai vợ chồng gặp nhau (hiếm gặp)
- Quá trình phân chia tế bào của hợp tử để tạo thành phôi thai có bất thường
Xuất hiện cục máu đông
Rối loạn đông máu của người mẹ (huyết khối), có thể làm cho cục máu đông tạo ra trong các tĩnh mạch nhỏ và mỏng manh nhất ở nhau thai hoặc dây rốn. Những cục máu đông này có thể ảnh hưởng đến dòng máu và có thể khiến tim của thai nhi ngừng đập vì em bé không nhận được máu và oxy.
Tim thai ngừng đập do xoắn dây rốn
Tình trạng này khiến dây rốn xoắn quanh cổ hay tay chân thai nhi sẽ tạo ra lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu ôxy và dưỡng chất cho thai nhi.

Thiếu hụt hormone progesterone
Nồng độ progesterone thấp trong thời gian đầu mang thai kéo dài có thể ngăn chặn sự phát triển của thai nhi, có thể dẫn đến tim ngừng đập.
Mẹ bầu bị nhiễm trùng
Việc đảm bảo mẹ luôn mạnh khoẻ là rất cần thiết trong thai kỳ. Điều này là do một vài nhiễm trùng có thể không ảnh hưởng đến mẹ nhiều nhưng có khả năng gây hại ảnh hưởng đến phôi thai. Và tình trạng này có thể thúc đẩy sự ngừng đập của nhịp tim thai.
Thói quen sinh hoạt xấu cũng khiến tim thai ngừng đập
Những thai phụ có thói quen hút thuốc, uống rượu, lạm dụng hay sử dụng thuốc bừa bãi trong thai kỳ hoặc một số lý do khác cũng là nguyên nhân khiến tim thai ngừng đập.
Vậy nếu chẳng may khi đi khám phát hiện tim thai ngừng đập thì có cấp cứu được không? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.
Tim thai ngừng đập có cứu được không?
Nhìn chung, khi tim thai nhi ngừng đập thì không thể can thiệp và cấp cứu được. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không tìm thấy nhịp tim của em bé bằng máy nghe tim cầm tay và lúc đó thai chưa đến 12 tuần, thì mẹ hãy kiên nhẫn vì có thể còn quá sớm để có thể kết luận tim thai ngừng đập. Không có lý do để lo lắng trừ khi thai phụ kèm theo các triệu chứng sảy thai. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm thêm.
Khi thai phụ đã qua 12 tuần và bác sĩ không thể tìm thấy nhịp tim, thì lúc này rất cần thiết để thực hiện thêm các xét nghiệm và điều tra thêm. Nếu chẳng may kết luận tim thai không còn, mẹ cũng nên đi thăm khám ở 1-2 cơ sở y tế khác để chắc chắn. Vì không ít trường hợp trên thế giới siêu âm hay các xét nghiệm có kết quả không đúng.

Tim thai ngừng đập ngay ngày sinh
Đôi khi, dù là khá hiếm, vài trường hợp gần sinh và thai tim thai ngừng đập và không rõ nguyên nhân. Đơn cử là vào 10/2019 tại Hà Nội, thai phụ Chử T.M. (sinh 1990, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) đi khám thai và siêu âm lúc thai nhi được 39 tuần 3 ngày tuổi. Kết quả siêu âm và kết luận của bác sĩ đều cho thấy tim thai khỏe mạnh (136 lần/ phút).
Thế nhưng, 3 ngày sau quay lại bệnh viên theo đúng lịch hẹn sinh, sau khi khám, siêu âm, bác sĩ kết luận “tim thai âm tính, nhiều huyết khối lấp kín 4 buồng tim”. Thời điểm vào viện chị hoàn toàn khỏe mạnh, không thấy có dấu hiệu gì bất thường trong cơ thể. Và lúc này, câu trả lời là không cho câu hỏi “Tim thai ngừng đập có cứu được không?”. Thai nhi đã tử vong và không rõ nguyên nhân.

Làm gì khi tim thai ngừng đập?
Sau khi đã kiểm tra xác nhận thai đã không còn, thì các bác sĩ sẽ làm gì với thai nhi trong bụng? Đây là một trong những lúc rất khó khăn, nhưng dù gì đi chăng nữa, thai phụ cũng nên ráng bình tĩnh để nghe tư vấn từ bác sĩ nhé.
Thai nhi dưới 8 tuần
Với những em bé dưới 8 tuần tuổi thì có thể tự tiêu biến mà không cần nhờ vào tác động bên ngoài. Bác sĩ sẽ tư vấn cách nhận biết và hướng dẫn mẹ chăm sóc bản thân sau khi sảy thai.
Thai kỳ trên 8 tuần tuổi
Bác sĩ sẽ cho thai phụ dùng các biện pháp khác nhau, một số phương pháp phổ biến như:
- Dùng thuốc, hoặc thủ thuật kích thích gây chuyển dạ.
- Phương pháp D&C hay còn gọi là nong cổ tử cung và hút để lấy đi tế bào bên trong tử cung, loại bỏ các tế bào viêm nội mạc tử cung. Nếu thai nhi quá lớn, vị trí thai nhi không thích hợp hoặc thai trước đây từng dùng mổ thì có thể lựa chọn phương pháp mổ lấy thai.

Tạm kết
Mất con là một trong những trải nghiệm mất mát rất lớn đối với người phụ nữ. Những bài viết bên dưới sẽ giúp mẹ cách đối mặt với việc này và chuẩn bị cho tương lai. Mong mẹ sẽ sớm lấy lại tinh thần và nụ cười lại nở trên môi nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!