Sảy thai là một trong những điều đau đớn nhất mà người phụ nữ có thể phải trải qua. Thật khó chấp nhận khi nghe bác sĩ thông báo bạn đã mất đứa trẻ vì không thấy tim thai, mặc dù cơ thể không hề có dấu hiệu sảy thai. Rơi vào trường hợp như vậy, rất nhiều bà mẹ đau khổ vẫn không nguôi hi vọng. Biết đâu, tim thai mất rồi lại có. Phép màu nào đó sẽ xảy ra, hoặc đó chỉ là sự nhầm lẫn của bác sĩ,…
Nguyên nhân không thấy tim thai khi siêu âm
Siêu âm không thấy tim thai do nhiều nguyên nhân khác nhau
Mẹ đã bị sảy thai
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rõ ràng về nguyên nhân gây sảy thai ở 3 tháng đầu. Tim thai đang có rồi lại mất mặc dù sức khỏe của mẹ vẫn rất tốt.
Phần lớn các trường hợp sảy thai tự nhiên là do bất thường nhiễm sắc thể, chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém, bất thường trong phân chia tế bào,…
Do tác động bên ngoài
Tác động không mong muốn từ môi trường bên ngoài, cũng có thể là nguyên nhân gây mất tim thai, sảy thai,
- Mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng do rubella, cytomegalovirus, toxoplasmosis,…
- Mẹ hút thuốc lá, sử dụng ma túy, chất kích thích, uống rượu.
- Stress kéo dài.
- Tiếp xúc với môi trường độc hại.
- Mẹ bị chấn thương ảnh hưởng tới thai
Hiện tượng rối loạn nhịp tim ở thai nhi
Trường hợp thai bị rối loạn nhịp tim khá hiếm gặp, nếu có thì thường xảy ra ở một thời điểm nào đó chứ không kéo dài trong cả quá trình mang thai. Rối loạn nhịp tim ở thai nhi mang tính tạm thời, thường lành tính, nhưng vẫn có số ít trường hợp thai tử vong.
Nhịp đập tim thai thường là 120 – 160 nhịp/phút, cao hơn so với người trưởng thành. Nếu bị rối loạn tim thai, nhịp tim thai nhi có thể tăng nhanh, chậm hoặc ngừng đột ngột.
Thiết bị y tế trong chẩn đoán không chính xác
Thiết bị siêu âm và ống nghe là yếu tố quan trọng giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác nhịp đập tim thai. Nếu phát sinh lỗi thiết bị sẽ khiến họ lầm tưởng tim thai không còn đập hoặc thai nhi gặp vấn đề. Đặc biệt ở thời kỳ sớm khi thai mới được 6 – 8 tuần. Khi tim thai đập còn rất yếu ớt các thiết bị không đủ nhạy có thể khiến bác sĩ khó phát hiện và kết luận sai.
Tính sai tuổi thai
Nếu bác sĩ thông báo chưa thấy tim thai hay không nghe được nhịp đập tim thai, mẹ cũng đừng quá lo lắng, có rất nhiều nguyên nhân khiến điều này xảy ra. Nếu phôi thai phát triển bình thường, ở lần khám tiếp theo, mẹ sẽ thấy nhịp tim bé đập rõ ràng.
Làm thế nào khi siêu âm không có tim thai?
Nếu thời điểm siêu âm không có tim thai ở tuần thứ 6 – 7 thì mẹ không cần quá lo lắng, có khả năng do thời điểm thụ tinh muộn hơn so với tính toán tuổi thai. Bào thai cũng có thể phát triển chậm hơn bình thường nên bác sĩ chỉ phát hiện tim thai ở các tuần từ 8-10.
Nếu thai đã được 12 tuần mà siêu âm không thấy tim thai thì cần kiểm tra HCG để xác nhận lại. Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng xử lý kịp thời dành cho mẹ bầu.
Trong trường hợp xấu nhất, khi bác sĩ kết luận tim thai mất, thai nhi không còn, đây là điều thực sự mất mát và đau đớn. Mẹ cần chuẩn bị tâm lý để vượt qua nỗi đau lớn này và phục hồi lại sức khỏe thể chất và tinh thần chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo.
Liệu có thể xảy ra trường hợp mất tim thai mất rồi lại có?
Sảy thai là mất mát lớn mà một người phụ nữ phải gánh chịu, khi đón nhận tin xấu này, bất cứ bà mẹ nào cũng hi vọng có phép màu xảy ra. Tờ JC, Biên niên sử Do Thái có trụ sở tại Anh đã đăng tải một câu chuyện cảm động về một người mẹ suýt mất con vì không thấy tim thai.
Khi các bác sĩ nói với người mẹ Nadine Young rằng cô bị sảy thai lần thứ hai, cô đã cầu nguyện họ sai. Và sự thật là, cô ấy đã đúng.
Nadine Younglà một bà mẹ đơn thân, cô thụ thai từ tinh trùng của người hiến tặng. Cô có tiền sử sảy thai và vì vậy cô đặt rất nhiều hy vọng vào lần thụ thai thành công thứ hai này.
Tại thời điểm cô ấy bị chẩn đoán sai, cô là một trong số 200 trường hợp sảy thai được chẩn đoán qua siêu âm. Trên thực tế, bào thai của cô hoàn toàn khỏe mạnh. Một tạp chí y khoa ở Anh đã tiến hành nghiên cứu đề xuất những hướng dẫn mới nên được sử dụng trong chẩn đoán sảy thai để một thai kỳ sẽ không bị chấm dứt một cách đáng tiếc.
Các chuyên gia nói rằng các hướng dẫn của bệnh viện cần được cập nhật để thai phụ luôn được siêu âm lần thứ hai hai tuần sau lần khám đầu tiên nếu phát hiện túi thai nhỏ.
Nghiên cứu về chẩn đoán thai qua siêu âm
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng 19 trong số 549 trường hợp mang thai có thể sẽ bị nhầm là sảy thai nếu các hướng dẫn không tính hết những trường hợp đặc biệt. Các bác sĩ được khuyên nên chờ đợi lâu hơn trước khi họ chẩn đoán sảy thai để tránh nguy cơ kết thúc một thai kỳ thực ra là khỏe mạnh.
Những tuần đầu của thai kỳ là thời gian phụ nữ mang thai rất lo lắng. Khoảng 1/5 trường hợp sảy thai xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nhưng việc xác định liệu sảy thai trong những tuần đầu là điều rất khó. Nó dựa vào kích thước của phôi thai, kích thước của túi thai và trống âm, nhịp tim thai nhi.
Trong một bài xã luận liên quan đến nghiên cứu, các học giả ở Melbourne, Australia, đã viết: Chẩn đoán sảy thai sẽ dập tắt hy vọng và ước mơ của các cặp vợ chồng đang mong chờ có con. Do đó, điều tối quan trọng là các bác sĩ lâm sàng cần phải hết sức cẩn thận trong các chẩn đoán của mình.
Và dù tiến bộ khoa học phát triển tới đâu, thì trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, vẫn nên chờ đợi để có một kết quả chuẩn xác nhất. Có thể do sai sót của thiết bị y khoa, sai sót trong quá trình chẩn đoán. Có thể trường hợp tim thai mất rồi lại có vẫn xảy ra. Giống như trường hợp của Nadine Young, phép màu đã đến với cô, tưởng rằng mất con vì không thấy tim thai, thay vì vội vã làm thủ thuật, cô đã chờ tới ngày tim thai con xuất hiện.
Xem thêm:
Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ
Siêu âm nhiều có tốt không? Và có những rủi ro nào không?
Hóa ra tinh binh yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến sảy thai!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!