Dân gian thường gọi thời kỳ mang thai của bà bầu là “mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày”. Còn sản khoa hiện đại ngày nay lại chia thai kỳ của mẹ bầu thành 3 giai đoạn và từ đó xuất phát khái niệm tam cá nguyệt. Còn theo lịch khám thai y tế thời kỳ mang thai sẽ được tính theo tuần thai – thông thường có 40 tuần thai kỳ.
Tam cá nguyệt thứ 1 trong thời kỳ mang thai – Ba tháng đầu
Tam cá nguyệt thứ nhất bắt đầu từ tuần 1 đến hết tuần 12 của thai kỳ.
Thời kỳ đầu mang thai, mọi hoạt động của mẹ cũng cần phải nhẹ nhàng vì thai vẫn chưa bám chắc vào tử cung. Đây là lúc thai nhi mới thụ hình và mẹ sẽ cần thay đổi nhiều trong thói quen sinh hoạt của mình để đảm bảo an toàn cho con.
Những thay đổi ở cơ thể mẹ
Ở thời kỳ mang thai này, cơ thể mẹ vừa nhận được “tín hiệu” về chuyện bầu bí và bắt đầu thay đổi để chuẩn bị cho hơn 9 tháng “mang nặng” sắp tới.
Các hormone bên trong cơ thể mẹ có sự thay đổi mạnh mẽ và mẹ sẽ nhanh chóng cảm nhận được điều đó qua một số dấu hiệu điển hình: ốm nghén, ứa nước miếng, đi tiểu nhiều, tâm tính thất thường, nổi mụn, thèm ăn vặt…
Ngực của mẹ cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn và bắt đầu căng tròn ra trong khi núm vú và quầng vú lớn và sẫm màu hơn.
Sự phát triển của bé
- 4 tuần: Túi phôi mang đầy đủ các ADN của bố mẹ đã chính thức thành phôi thai. Trong 6 tuần tiếp theo, các cơ quan nội tạng của bé sẽ bắt đầu hình thành và một số cơ quan sẽ có thể thực hiện chức được năng của mình.
- 8 tuần: Bé giờ đây đã có những ngón tay xinh cùng mũi và môi trên. Bé bắt đầu có thể di chuyển nhẹ nhưng chưa đủ để mẹ có thể cảm nhận.
- 11 tuần: Các cơ quan quan trọng như thận, ruột, não và gan bắt đầu hoạt động. Bé có hình hài gần như hoàn chỉnh, xương cứng cáp hơn.
Mẹ cần làm gì?
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Thời kỳ mang thai mẹ bầu nhất định phải bổ sung axit folic, sắt, canxi và vitamin A, D, C, B đầy đủ là điều vô cùng quan trọng.
Thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất thai phụ thiếu hụt axit folic dễ gây ra khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi. Hoặc người mẹ kén ăn, ăn kiêng có chế độ gây thiếu máu và dưỡng chất cho mẹ và bé.
Khám thai, xét nghiệm
Việc khám thai, siêu âm trong những tháng đầu cũng rất quan trọng, vì bà bầu sẽ biết được thai phát triển bình thường hay không và tầm soát được dị tật thai nhi qua các hình thức siêu âm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm máu.
Tam cá nguyệt thứ 2 – Ba tháng giữa
Tam cá nguyệt thứ hai bắt đầu từ tuần 13 đến tuần 28 của thai kỳ. Lúc này, chứng ốm nghén đã hết, tâm lý bà bầu cũng thoải mái, dễ chịu hơn. Tam cá nguyệt thứ 2 bắt đầu từ tuần thai thứ 13. Đặc biệt là mẹ bắt đầu có những cảm nhận rõ rệt về sự phát triển bên trong của bé qua biểu hiện thai máy, bụng lớn dần, ăn nhiều hơn và lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ.
Những thay đổi ở cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai
Đau vùng bụng, háng, và bắp đùi. Đau lưng, chóng mặt, khó thở
Da sạm đen và bắt đầu xuất hiện các vết rạn da.
Tăng cân nhanh hơn
Hệ miễn dịch kém: dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy
Sự phát triển của bé
Từ tháng thứ 4 thai kỳ, em bé lớn lên nhanh chóng và có thể biết được giới tính thai nhi. Trọng lượng bé có thể đạt từ 50-70gam/tuần và đến tháng thứ 7, thai nhi đã lớn như quả bí. Cũng từ những tuần này, bà bầu có thể dễ dàng quan sát được những bộ phận nhỏ xinh trên cơ thể bé qua siêu âm như tay, chân, môi, mắt…
Mẹ cần làm gì?
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Mẹ bầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn nhiều hơn so với bình thường và cần tăng 4-5 kg.
Bà bầu cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng như axit folic, các chất béo không no cần thiết như DHA, cần cho sự phát triển của não và thị giác của thai nhi.
Trong giai đoạn này, các mẹ bầu cũng nên ăn đa dạng thực phẩm. Mỗi khẩu phần ăn cần có đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin khoáng chất.
Tuy nhiên các mẹ bầu cũng lưu ý không nên ăn nhiều quá gây thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ.
Khám thai, xét nghiệm
Mặc dù 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn khá an toàn với bà bầu nhưng cũng không nên bỏ qua việc khám thai và làm các xét nghiệm cần thiết.
Việc theo dõi chặt chẽ sẽ giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và loại bỏ được những bệnh thường gặp trong quá trình mang thai như: sưng phù, đau lưng, tiểu đường, cao huyết áp,…
Tám cá nguyệt cuối của thai kỳ – 3 tháng cuối
Thời kỳ mang thai – tam cá nguyệt 3
Tam cá nguyệt cuối cùng bắt đầu từ tuần 29 đến tuần 40 của thai kỳ. Giai đoạn này, bà bầu sẽ tăng cân rất nhanh nên chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn cần được kiểm soát chặt chẽ. Suốt chu kỳ thai 9 tháng 10 ngày, bà bầu chỉ nên tăng từ 10 – 12kg.
Những thay đổi ở cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai
Cơ thể của mẹ bầu lúc này chắc chắn sẽ to hơn, bụng cao và nhô ra nhiều hơn, làm mẹ khó thở sâu được như lúc trước. Mẹ bầu có thể cảm giác ngày càng cồng kềnh, khó thở và phù lên.
Quý 3 là giai đoạn mà nguy cơ rủi ro có thể ở mức cao nhất. Tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, chảy máu hoặc các vấn đề về lượng nước ối đều có thể xảy ra.
Sự phát triển của bé
Cơ thể bé lúc này sẽ có chiều dài trung bình từ 48 đến 53,3cm, cân nặng từ 2.7 đến 4kg khi chào đời.
Những tháng cuối của giai đoạn 3 tháng này, sự phát triển của các cơ quan, bộ phận đang cấp tốc hoàn thiện chuẩn bị cho sự chào đời của bé.
Bé sẽ có đầy đủ lông mi, lông mày, tóc. Móng chân móng tay phát triển đầy đủ.
Lớp da của bé bắt đầu căng lên, hồng hào nhờ lớp mỡ được hình thành ở bên dưới da, lớp mỡ này cũng có chức năng giữ nhiệt cho cho thể bé khi sinh ra.
Phần lông tơ và các chất bao phủ xuất hiện trong 3 tháng giữa để bảo vệ bé bắt đầu dần biến mất. Tuy nhiên có một số bé lông tơ này khi sinh ra vẫn còn, mẹ không cần lo lắng bởi chỉ vài tuần sau đó chúng sẽ biến mất.
Cũng đến những tuần cuối bé bắt đầu xoay ngôi, quay đầu xuống và nằm trên xương chậu của mẹ chuẩn bị chào đời.
Mẹ cần làm gì trong thời kỳ mang thai cuối cùng này?
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Các vitamin và khoáng chất: như sắt, canxi, magiê, kẽm, axit folic, vitamin A, C, E, D, B và beta-caroten…
Chất đạm (Protein): Vào 3 tháng cuối mang thai chị em vẫn cần cung cấp cho cơ thể khoảng hơn 2500 kcal/mỗi ngày.
Chất bột đường: Nhằm cung cấp năng lượng hàng ngày. Mẹ bầu có thể ăn cơm, bánh mì, các loại ngũ cốc nguyên cám, khoai tây, mì…
Canxi: Ở 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi ngày chị em cần khoảng 1.500mg canxi để giúp xương và răng của bé chắc khỏe, ngoài ra hỗ trợ phát triển hệ thần kinh. Mẹ bầu nên uống sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai tiệt trùng…; ăn các loại cua, cá đồng cũng rất tốt.
Chất béo: Chất béo không thể thiếu trong quá trình thai nhi phát triển hệ thần kinh do vậy mỗi ngày thai phụ cần 70-80g chất béo.
Khám thai, xét nghiệm và chuẩn bị đi sanh thời kỳ mang thai cuối
Trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu có thể sẽ cần khám tiền sản mỗi hai tuần một lần từ tuần 28 đến tuần 36, và sau đó tăng thành mỗi tuần một lần cho đến khi sinh.
Cho đến thời điểm này bác sỹ chắc hẳn đã nắm rõ về tình trạng thai kỳ của mẹ, do vậy càng gần đến ngày sinh bác sỹ sẽ thường xuyên phối hợp kiểm tra thể chất của mẹ bầu, làm những xét nghiệm và trao đổi về việc sinh nở sắp tới.
Khám thai 3 tháng cuối rất quan trọng
Khám thai vào 3 tháng cuối thai kỳ là để bác sĩ chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng cân nặng thai nhi và khung xương chậu của mẹ. Từ đó, có thể tiên lượng được cuộc sắp sinh tới là dễ hay khó, có những nguy cơ nào và mẹ cần làm gì để hỗ trợ…
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể phát hiện được những thai kỳ nguy cơ cao mà cho mẹ nhập viện sớm trước ngày dự sinh.
Hay bác sĩ cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần) đối với các trường hợp như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ…
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ nên đến cơ sở y tế nào để sinh để an toàn và kịp thời nhất. Quan trọng nhất là phát hiện được các dấu hiệu nguy hiểm thời kỳ mang thai.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!