Thai 39 tuần cần khám gì để sẵn sàng cho bé yêu chào đời? Mẹ cần khám thai đúng lịch hẹn của bác sĩ, mẹ sẽ được khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thai cũng sẽ được tiến hành. Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống và kiêng cữ để bé yêu tiếp tục lớn lên khỏe mạnh thì việc chuẩn bị một tâm lý vững vàng cho những ngày dự sinh sắp tới cũng vô cùng cần thiết.
Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Em bé của mẹ trông như thế nào vào thời điểm thai nhi 39 tuần tuổi?
- Thai 39 tuần cần khám gì?
- Khi nào mẹ bầu phải đi khám ở giai đoạn thai 39 tuần?
- Làm gì để đảm bảo mang thai an toàn vào tuần thứ 39?
- Chuẩn bị tâm lý vượt cạn sẵn sàng khi thai nhi 39 tuần tuổi
- Bí quyết dành cho công cuộc vượt cạn dễ dàng và ít đau đớn
- Vì sao thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh?
Em bé của mẹ trông như thế nào vào thời điểm thai nhi 39 tuần tuổi?
Nếu so sánh cho dễ hình dung, giờ đây bé có kích thước như một quả dưa hấu. Theo chỉ số thai 39 tuần, con dài tầm 50,7 cm và nặng từ 3-3,2 kg. Cơ thể bé đã gần như hoàn thiện, não vẫn tiếp tục phát triển và phổi thực sự hoàn chỉnh. Phần lớn bé đã quay đầu để chuẩn bị cho thời điểm chào đời có thể ở ngay tuần này hoặc những tuần sau đó.
Có thể bạn chưa biết:
Thai nhi 39 tuần gò nhiều, mẹ bầu đừng chủ quan!
Thai 39 tuần ngôi đầu cao có sinh thường được không?
Thai 39 tuần cần khám gì?
Đi khám thai tuần 39, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành các kiểm tra xét nghiệm sau đây:
Khám thai:
- Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
- Khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm nước tiểu: để nhận biết sớm và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu-sinh dục
- Siêu âm thai:
- Xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai
- Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau
- Ước lượng cân nặng thai 39 tuần thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng, …
- Xét nghiệm Non-Stress-Test (NST): với mục đích kiểm tra sức khỏe của thai nhi và chắc chắn rằng em bé nhận đủ oxy cần thiết.
Khi nào mẹ bầu phải đi khám ở giai đoạn thai 39 tuần?
Số lần thai máy giảm
Bên cạnh thắc mắc thai 39 tuần cần khám gì? Mẹ nên nhớ việc đếm số lần cử động của thai nhi hằng ngày là cực kỳ quan trọng. Mẹ cần thực hiện đều đặn mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối, hoặc ít nhất một lần trong ngày nếu bạn bận, mỗi lần đếm trong 30 phút.
- Nếu thai nhi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút: thai nhi phát triển khỏe mạnh
- Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần: sản phụ cần nằm nghỉ và đếm cử động thai trong một giờ, hoặc từ 2-4 giờ. Vì khi thai nhi ngủ thường không có cử động thai, thời gian ngủ trung bình của thai nhi thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.
- Nếu trong 1 giờ có trên 4 cử động thai: thai nhi khỏe mạnh.
- Nếu trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, tiếp tục đếm 3 lần trong một ngày như trước: thai nhi khỏe mạnh.
- Nếu trong 4 giờ có ít hơn 10 cử động thai hoặc tất cả những cử động thai đều yếu: hãy lập tức nhập viện để thăm khám sự phát triển của bé bằng các phương pháp khác.
Tại sao thai 39 tuần đạp nhiều về đêm? Đây là 3 lý do chính khiến thai 39 tuần đạp nhiều hơn vào ban đêm.
Ban đêm yên tĩnh, mẹ ít hoạt động nên có thể cảm nhận được những cử động của em bé rõ rệt hơn: Thai nhi sang tháng thứ 7 sẽ dành hết thời gian cho việc ngủ. Nhưng điều kỳ diệu là ngủ mà thai nhi vẫn sẽ hoạt động bình thường. Dù bé ngủ hay thức thì số lần chuyển động cũng lên tới 50 lần mỗi giờ. Ban ngày mẹ có nhiều hoạt động trong môi trường ồn ào nên khó nhận ra. Còn ban đêm thì không gian yên tĩnh và mẹ nằm ổn định nên mẹ sẽ cảm nhận từng cú đạp của thai nhi dù là rất nhẹ.
Thai nhi dễ bị thức giấc vào ban đêm: Việc mẹ chuyển động nhiều vào ban ngày giống như cách ru con ngủ. Ngược lại, ban đêm mẹ nằm yên tĩnh trong giấc ngủ làm cho bé cảm thấy khác lạ và đạp nhiều hơn so với ban ngày.
Do âm thanh yên tĩnh vào ban đêm: Sang tuần 39 thai nhi đã cảm nhận rõ ràng và nhận biết được các âm thanh xung quanh. Vì vậy, thai nhi có thể nghe và phản ứng lại một số âm thanh yêu thích. Nhất là trong môi trường yên tĩnh ban đêm thì bé càng cảm nhận rõ ràng mọi thứ. Bé sẽ đạp để phản ứng lại với các âm thanh này.
Khám phá thêm:
Thai 39 tuần bụng chưa tụt có phải dấu hiệu nguy hiểm?
Mẹ bầu mang thai 39 tuần đi bộ nhiều có nguy hiểm không?
Thai 39 tuần có dấu hiệu chuyển dạ sinh
Thai 39 tuần gò nhiều có phải sắp sinh? Nếu mẹ bầu thấy những dấu hiệu sau thì cần đi khám ngay:
- Cảm thấy đau mỗi khi bụng gò cứng, cường độ đau tăng dần, thời gian giữa các cơn đau ngắn lại, có từ 3 cơn gò trong 10 phút trở lên
- Ra nhớt hồng ở âm đạo
- Ra nước loãng ở âm đạo (đây chính là nước ối)
Làm gì để đảm bảo mang thai an toàn vào tuần thứ 39?
Khi thai nhi 39 tuần tuổi, một số bé đã sẵn sàng để chào đời và một số khác vẫn muốn tiếp tục lớn lên cho đến thời điểm thực sự của mình. Do đó, mẹ cần chú ý đến các vấn đề sau để chắc chắn bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh.
- Không ngồi tàu xe quá lâu hoặc đi du lịch ở thời điểm này
- Tránh quan hệ tình dục nếu mẹ có vấn đề về sức khỏe
- Nằm nghỉ trong chốc lát và không thay đổi tư thế đột ngột khi có các cơn gò xuất hiện.
Chuẩn bị tâm lý vượt cạn sẵn sàng khi thai nhi 39 tuần tuổi
Hầu hết các mẹ đều mong mau đến ngày sinh đẻ để được sớm thấy mặt bé yêu. Tuy vậy, việc đối mặt với những đau đớn khi lâm bồn quả thật không phải là điều mà nhiều mẹ sẵn sàng.
Nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc đã có chỉ định trước về sinh mổ, phần lớn mẹ bầu sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc đau đẻ và đi đẻ thật tốt. Chỉ có vậy mẹ mới dễ dàng vượt qua những đau đớn để công cuộc sinh nở diễn ra thuận lợi nhất có thể.
Chuẩn bị tâm lý và thể chất cho công cuộc sinh nở khi thai nhi 39 tuần tuổi
Bí quyết dành cho công cuộc vượt cạn dễ dàng và ít đau đớn
Thu thập kiến thức và tìm hiểu về các bước sinh nở
Từ dấu hiệu sinh, quá trình cổ tử cung mở với mức độ đau kéo dài trong bao lâu cho đến phải rạch tầng sinh môn, rồi rặn đẻ. Sách vở, mạng internet, các video clip sống động sẽ giúp mẹ nắm vững những điều này. Nếu có điều kiện, mẹ hãy tham gia các lớp học tiền sản để có cơ hội thực hành với những giáo viên dày dặn kinh nghiệm. Kiến thức và trải nghiệm cần thiết này sẽ là nền tảng tâm lý tốt nhất để mẹ cảm thấy tự tin, mạnh mẽ khi bước vào quá trình đi đẻ.
Tập các bài thể dục dành cho hệ cơ khi vượt cạn
Sinh nở có thể ví như một cuộc thi chạy đường dài. Điều hòa nhịp thở và chuẩn bị cho các cơ độ dẻo dai thì mẹ mới có sức bền trong công cuộc đau đẻ và đi đẻ được.
Cố gắng đối mặt với “Các bước đau đớn của quá trình sinh con”
Ngoài thắc mắc thai 39 tuần cần khám gì, 90% mẹ bầu thừa nhận mình cảm thấy sợ khi phải nghe tới 2 chữ “đau đẻ”. Thế nhưng quá trình đau đớn này mang lại nhiều lợi ích, cụ thể là:
– Các cơn đau có một trình tự và thời gian nhất định. Cả một quy trình sinh nở thường diễn ra từ 12-14 tiếng nhưng chỉ có vài tiếng là mẹ thấy đau nhất mà thôi. Ngoài ra, mẹ hãy yên tâm là bác sĩ sẽ không để cho mẹ phải chờ sinh quá 24 giờ đồng hồ.
– Những cơn đau đẻ là dấu hiệu quan trọng cho thấy việc sinh nở có tiến triển. Mẹ càng đau nghĩa là tử cung đã mở ra nhiều hơn. Điều này cũng cho thấy rằng em bé sắp chui ra rồi.
Mẹ có thể sẽ sinh vào thời điểm thai nhi 39 tuần tuổi
Yêu cầu người thân ở bên cạnh động viên mình
Mẹ đi đẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và ít đau hơn nếu luôn có người thân ở bên cạnh. Những câu nói động viên, xoa bóp lưng, chân tay, lau rửa mặt hay bất kỳ hành động nào từ chồng, mẹ hoặc người thân thiết cũng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy mình không cô đơn trong quá trình sinh đẻ.
Nếu cần thiết, mẹ hãy đề nghị bác sĩ kê thuốc giảm đau
Trong một vài trường hợp, nếu sản phụ quá đau đớn thì các loại thuốc giảm đau có thể được áp dụng.
Vì sao thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh?
Thai 39 tuần đã sẵn sàng chào đời nhưng không ít mẹ bầu thấy bối rối vì không có dấu hiệu sinh. Một trong những nguyên nhân thai 39 tuần chua có dấu hiệu chuyển dạ là do dự đoán sai ngày sự sinh.
Thực tế, chỉ 5% phụ nữ mang thai có thể sinh con đúng ngày. Đa số còn lại đều sinh sớm hoặc sinh muộn hơn từ 1 đến 2 tuần. Các chuyên gia sản khoa cũng cho biết ngày dự sinh chỉ mang tính tham khảo để mẹ và gia đình chuẩn bị tinh thần.
Lý do khác khiến cho thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh cũng có thể do bé cưng chưa di chuyển xuống khung chậu. Nguyên nhân là do cơ bụng dưới của mẹ bầu vẫn đủ không gian thoải mái và bé vẫn muốn ở lâu trong bụng mẹ thêm vài ngày nữa.
Mẹ có thể sẽ sinh vào thời điểm thai nhi 39 tuần tuổi
Mẹ đã biết thai 39 tuần cần khám gì. Quá trình sinh nở không dễ dàng với bất kỳ người phụ nữ nào. Những kiến thức và quá trình chuẩn bị tâm lý tốt sẽ giúp mẹ vượt qua thời điểm thử thách nhất trong toàn bộ 9 tháng mang thai này. Và khi con mở mắt chào đời khỏe mạnh, đó cũng là lúc bao vất vả của mẹ sẽ được đền đáp xứng đáng.
Theo theAsianparent Thái Lan
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!