X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

5 thắc mắc phổ biến nhất về chuyện đau đẻ và đi đẻ

Mất 8 phút để đọc
5 thắc mắc phổ biến nhất về chuyện đau đẻ và đi đẻ

       Hơn 9 tháng với bao vất vả, chờ đợi để nuôi dưỡng một thai nhi bé bỏng, giờ đây mẹ đang bước vào thời điểm cuối cùng – Sinh con. Hiển nhiên các mẹ sẽ nảy sinh hàng trăm câu hỏi, thắc mắc cũng như những lo lắng, sợ hãi trong tiềm thức về giây phút Đau đẻ và đi đẻ.

  • DẤU HIỆU SẮP SINH: Các dấu hiệu chuyển dạ sớm mẹ bầu cần lưu ý!
  • KHI NÀO THÌ CẦN SINH MỔ: Mẹ bầu thai kỳ cuối có biết?
  • Cổ tử cung mở: Mẹ sẽ đau đến mức nào?

       Trong bài viết này The Asianparent sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về quá trình đau đẻ và đi đẻ nói trên. Từ đó mẹ sẽ có thêm những kiến thức cũng như sự tự tin, vững vàng hơn để đối mặt với quá trình sinh nở.

Tokophobia – Hội chứng sợ đau đẻ và đi đẻ

        Đây không phải là vấn đề tâm lý hiếm hoi với nhiều mẹ bầu. Tâm thức sợ hãi, thậm chí là hoảng loạn khi nghĩ đến giây phút đau đẻ và đi đẻ có thể xảy ra với bất kỳ mẹ bầu nào.

       Theo các nghiên cứu cho thấy, có 3 lý do chính khiến nhiều phụ nữ sợ sãi với việc sinh con như 1.Thực tế sinh nở với các giai đoạn đau đẻ, rạch tầng sinh môn, sinh mổ, đau vết thương; 2. Vấn đề tâm lý do mẹ bầu đã từng trải qua quá trình sinh đẻ không thuận lợi trong quá khứ, mối quan hệ bất ổn giữa mẹ bầu và người bạn đời; 3. Những lo lắng về mặt kinh tế, chi phí cũng như khả năng chăm sóc bé sơ sinh sau khi con chào đời cũng khiến mẹ sợ hãi và “không muốn đi đẻ”.

đau đẻ và đi đẻ

đau đẻ và đi đẻ

Biểu hiện nào cho thấy mẹ đang bị hội chứng sợ sinh con?

      Các mẹ bầu, đặc biệt là các mẹ sắp đến ngày dự sinh, có thể kiểm tra mức độ của hội chứng sợ sinh con dựa trên các biểu hiện như:

  • Cảm giác lo lắng khi nghĩ đến hoặc có người nhắc đến chuyện sinh con.
  • Có những cơn ác mộng về việc mang bầu và sinh nở.
  • Ra sức đòi sinh mổ và kiên quyết từ chối phương pháp sinh tự nhiên.
  • Xuất hiện triệu chứng trầm cảm khi đang mang thai.
  • Hay nghĩ đến cái chết và sự mất mát.
  • Cảm giác lẫn lộn giữa việc có con và không muốn mang thai.

       Nếu các mẹ thấy mình có biểu hiện như trên thì nên nói chuyện với người thân và bác sĩ khám thai của mình càng nhiều càng tốt, đặc biệt là khi đã cận kề thời điểm dự sinh.

Típ cho mẹ mắc hội chứng sợ sinh con:

– Tạm thời tránh xem ti vi hoặc các chương trình liên quan tới sinh đẻ.

– Tập ngồi thiền, cách điều hòa hơi thở hoặc tập yoga để giải tỏa căng thẳng

– Những lúc cảm giác lo lắng, mẹ hãy thử tắm nước ấm và ra ngoài đi dạo cho thoải mái.

– Cố gắng tìm đọc các bài viết tích cực về quá trình bầu bí.

– Thường xuyên sờ bụng, tiếp xúc với thai nhi thông qua thành bụng mẹ để cảm giác rõ rệt hơn về em bé đang lớn lên.

– Tìm hiểu về các cách giúp giảm đau trong quá trình sinh nở cũng sẽ giúp mẹ thấy dễ chịu và tự tin ơn.

Dịch nhầy – Dấu hiệu mẹ sắp đau đẻ

“Mình thấy có một ít dịch nhầy màu hồng xuất hiện tại âm đạo. Đây có phải là dấu hiệu chuẩn bị sinh không?”

      Nếu mẹ thấy xuất hiện dịch nhầy lẫn máu, điều này có nghĩa là tử cung đang chuẩn bị mở hoặc đã mở. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy quá trình sinh nở sắp bắt đầu. Tuy nhiên dấu hiệu đau đẻ thật sự chỉ diễn ra khi có sự co bóp của tử cung. Do đó, khi có hiện tượng dịch nhầy thì việc sinh nở có thể diễn ra sau đó vài tiếng đồng hồ mà cũng có thể là 1 hoặc 2 tuần kế tiếp.

      Trường hợp dịch nhày lẫn máu có màu đỏ tươi và ra với một lượng lớn thì mẹ nên nhanh chóng đi khám vì rất có thể đó là dấu hiệu của nhau thai đang có vấn đề.

Vỡ ối

        “Mình tỉnh dậy và thấy chỗ nằm ướt sũng nhưng mình băn khoăn không biết là do vỡ ối hay mình đã tiểu tiện trong lúc ngủ?”

         Để kiểm tra xem nước chảy ra đó là nước tiểu hay nước ối thì chỉ cần ngửi mùi cũng có thể phân biệt được. Nước ối thường có mùi dịu và ngòn ngọt, không có mùi khai nồng. Ngoài ra, nếu đó là nước ối, thì nước sẽ rỉ ra liên tục và có màu vàng nhạt khi mẹ ngồi dậy hoặc đứng.

          “Mình có hiện tượng vỡ ối nhưng vẫn chưa thấy cứng bụng hay co bóp tử cung. Như vậy đây có phải là dấu hiệu chuyển dạ? Mình nên làm gì tiếp theo?”

          Thông thường, sau khi vỡ ối, mẹ sẽ bắt đầu có các hiện tượng co bóp của tử cung trong vòng 12 tiếng đồng hồ hoặc muộn nhất là 24 tiếng. Tuy nhiên cũng có 10% các mẹ quá trình sinh sẽ diễn ra muộn hơn thế. Thời gian từ lúc vỡ ối cho đến khi chuyển dạ sinh càng kéo dài thì khả năng nhiễm khuẩn sẽ càng cao.

đau đẻ và đi đẻ

đau đẻ và đi đẻ

Do đó, nếu đã vỡ ối nhưng chưa đau đẻ thì mẹ cần:

  • Đến viện ngay lập tức.
  • Vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ.
  • Đeo băng vệ sinh để có thể quan sát màu cũng như lượng nước ối chảy ra.

“Mình đã bị vỡ ối và nước ối rỉ ra có màu xanh lẫn nâu. Tại sao lại như vậy?”

      Nước ối có màu sắc như vậy thường là do các chất thải từ thai nhi đi vào buồng ối như các xơ thức ăn, phân su của thai nhi. Trên thực tế, mẹ có thể yên tâm là hiện tượng này không hoàn toàn nguy hiểm đối với thai nhi.

Cần thiết phải giục sinh (kích đẻ)

      “Bác sĩ nói với mình rằng cần phải sử dụng đến biện pháp giục sinh. Nhưng mình chỉ muốn sinh thường một cách tự nhiên nhất. Trường hợp này mình nên làm thế nào?”

      Giục sinh để tác động tới quá trình đau đẻ và sinh con chỉ được thực hiện khi bác sĩ nhận thấy có các dấu hiệu phù hợp. Theo thống kê, cứ 3 sản phụ lại có một người phải dùng đến cách này. Nhiều trong số đó cần thiết phải tiến hành sinh mổ trước khi quá trình đau đẻ bắt đầu để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

     Bác sĩ sẽ chỉ sử dụng phương pháp giục sinh nếu mẹ có các biểu hiện như:

Câu chuyện từ đối tác
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
  • Có hiện tượng đau đẻ nhưng không nhiều và không liên tục.
  • Thai nhi có các biểu hiện đáng lo ngại như đã quá ngày dự sinh, nhau thai có vấn đề, v.v.
  • Bị vỡ ối nhưng không có biểu hiện đau đẻ.
  • Quá ngày dự sinh từ 2 tuần trở lên.
  • Sản phụ là các mẹ có vấn đề về tiểu đường; thai nhi kích cỡ quá lớn nên phải sinh trước thời điển dự sinh.
  • Mẹ bầu có các biểu hiện của nhiễm độc thai kỳ
đau đẻ và đi đẻ

đau đẻ và đi đẻ

Trở dạ quá nhanh có nguy hiểm tới thai nhi?

       Rất nhiều mẹ đau đẻ, quá trình co bóp tử cung diễn ra như các mẹ khác nhưng lại không cảm thấy đau đớn. Điều này khiến mẹ lầm tưởng mình đang trở dạ quá nhanh. Trên thực tế, mẹ đang cực kỳ may mắn khi việc sinh đẻ diễn ra nhanh chóng hơn so với bình thường.

       Còn trường hợp trở dạ quá nhanh khi tử cung mở nhanh hơn so với thông thường (3 tiếng đồng hồ là chỉ số chung của các mẹ đợi cửa tử cung mở hết). Điều này cũng không có gì là nguy hiểm với thai nhi. Tuy vậy trẻ có thể sẽ bị thiếu oxy khi sinh và mẹ xuất hiện các triệu chứng như rách tầng sinh môn.

        Do đó, nếu mẹ cảm thấy tử cung bắt đầu co bóp với tần suất quá nhanh ngay khi bắt đầu đau đẻ thì nên nhanh chóng đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để làm giảm thiểu tình trạng trở dạ quá nhanh của mẹ.


Theo The Asianparent Thái Lan

 

 

 

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

ddc-calendar
Chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé bằng cách thêm ngày dự sinh của bạn.
HOẶC
Tính ngày dự sinh của bạn
img
Bài viết của

Minh Hương

  • Home
  • /
  • Chuyển dạ và đi sinh
  • /
  • 5 thắc mắc phổ biến nhất về chuyện đau đẻ và đi đẻ
Chia sẻ:
  • Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh được xem là chuẩn?

    Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh được xem là chuẩn?

  • 5 cách rặn đẻ giúp mẹ tránh mất sức, bé nhanh ra đời

    5 cách rặn đẻ giúp mẹ tránh mất sức, bé nhanh ra đời

  • Mách mẹ cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường

    Mách mẹ cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường

  • Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh được xem là chuẩn?

    Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh được xem là chuẩn?

  • 5 cách rặn đẻ giúp mẹ tránh mất sức, bé nhanh ra đời

    5 cách rặn đẻ giúp mẹ tránh mất sức, bé nhanh ra đời

  • Mách mẹ cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường

    Mách mẹ cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it