Tắc tia sữa nổi cục là một trong những tình trạng hay gặp ở những người nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên nó không quá nguy hiểm.
Tắc tia sữa nổi cục gây nên đau đớn cho mẹ. Nếu không điều trị kịp thời còn có thể dẫn tới tình trạng viêm tuyến vú, áp xe vú… Nghiêm trọng hơn, nó còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần. Bài viết dưới dây giúp các mẹ tìm hiểu về hiện tượng tắc tia sữa nổi cục và cách điều trị.
1. Tắc tia sữa nổi cục là gì?
Tắc tia sữa nổi cục là tình trạng các ống dẫn sữa (hoặc tuyến sữa) bị tắc nghẽn, sữa vón cục lại. Thường xảy ra với phụ nữ đang cho con bú. Đặc biệt, những người đang mới bắt đầu cho con bú hoặc đang cai sữa cho con.
Tắc tia sữa nổi cục ít khi gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Hiện tượng này thường tự biến mất theo thời gian. Một số ít trường hợp, nó kéo dài lâu và có thể gây ra viêm vú hoặc nhiễm trùng vú. Lúc này thì khó điều trị và các bà mẹ cũng thường cảm thấy đau tức ngực hơn.
Tắc tia sữa nổi cục là gì?
Các dấu hiệu tắc tia sữa bao gồm :
-
- Đau ở một vị trí cụ thể trong vú.
- Có một khối sưng, mềm ở vú.
- Cảm giác nóng và sưng ở vú.
- Sữa chảy chậm ở một bên.
- Da trông sần ở một vùng.
- Có các chấm trắng nhỏ trên núm vú.
- Sữa mẹ bị vón cục.
Nếu bạn bị sốt cao và đau ngực quá mức, đó có thể là dấu hiệu của viêm vú.
2. Nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa nổi cục
Sau khi sinh, thể trạng và sức đề kháng của mẹ khá yêu dẫn tới tắc tia sữa. Khi đó mẹ bị mất rất nhiều máu nhiều máu, cơ tể cần được bổ sung nhiều dưỡng chất. Nếu mẹ không được chăm sóc và bổ sung đầy đủ chất cần thiết sẽ làm máu huyết lưu thông kém và dẫn tới tình trạng tắc tia sữa.
Nguyên nhân thứ hai chính là việc mẹ cho con bú không đúng cách. Có thể kể đến như: trẻ bú sai tư thế, ngậm sai khớp vú. Trường hợp này thường xảy ra với những người phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ. Mẹ trẻ sẽ bị lóng ngóng, chưa quen với việc cho con bú như thế nào mới đúng, con bú như thế nào mới nhận được nhiều sữa. Điều này sẽ dẫn tới việc trẻ ngậm sai núm vú. Cho con bú không đúng cách sẽ làm cho tắc sữa bên trong ngực.
Ngoài ra, tinh thần của mẹ không thoải mái cũng ảnh hưởng đến chức năng vận hóa kém. Việc không massage vú trước khi cho con bú khiến cho sữa không được lưu thông và chảy đều cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.
Nguyên nhân nào làm tắc tia sữa nổi cục
3. Cách trị tắc tia sữa nổi cục
Tắc tia sữa nổi cục không quá nguy hiểm nhưng nó lại mang đến khá nhiều phiền phức cho mẹ. Do đó, khi phát hiện sớm thì cần điều trị luôn bởi việc điều trị lúc này sẽ rất đơn giản. Mẹ có thể áp dụng theo những cách sau khi bị tắc tia sữa nổi cục:
Cho bé bú sớm
Cho bé bú sớm để sữa lưu thông một cách dễ dàng. Mẹ tích cực cho bé bú thường xuyên trong suốt quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bé bú không hết sữa mẹ, ngực mẹ vẫn chảy sữa, mẹ nên vắt sữa hoặc hút sữa bằng máy. Sau đó để tủ lạnh dự trữ sữa cho bé.
Dùng máy hút sữa cũng là một cách hiệu quả
Thực hiện vệ sinh và massage ngực
Vệ sinh đầu ti sạch sẽ trước và sau khi cho con bú. Việc này giúp mẹ tránh bị viêm nhiễm đầu ti và gây bệnh cho em bé. Sữa là một chất kháng khuẩn rất tiện lợi. Mẹ chỉ cần nặn một ít sữa và thoa lên đầu ti để kháng khuẩn.
Trước khi cho trẻ bú, mẹ phải massage ngực 3 phút. Điều này để làm ngực mềm, sữa dễ lưu thông và tránh được tắc tia sữa. Mẹ dùng 2 đầu ngón tay trỏ và ngón tay giữa day ép theo hình vòng tròn để đánh tan những cục sữa ứ đọng. Thực hiện liên tục, nhiều lần trong ngày đến khi hết thì thôi.
Dùng nước nóng 70 độ C rồi nhúng khăn mềm vào và vắt khô, chườm mạnh lên vùng ngực bị tắc. Chườm theo chiều dọc để tia sữa được thông.
Hướng dẫn massage ngực
Dùng mẹo dân gian
Có thể sử dụng một số mẹo dân gian để trị tắc tia sữa như: Đắp men rượu hoặc xôi nếp lên ngực. Hơ nóng lá bắp cải hay lá mít rồi đắp lên chỗ bị tắc sữa. Uống nước lá đinh lăng, nước xơ mướp khô.
Cho bé bú đúng tư thế
Cho trẻ bú sữa mẹ đúng tư thế và khớp ngậm đúng. Mẹ không được đưa đầu vú vào miệng bé mà phải để bé tự tìm đầu vú, khi ngậm đúng, phần môi dưới sẽ trề ra và ngậm trọn núm vú. Như vậy bé mới bú mẹ đúng và mẹ không cảm thấy rát đầu ti.
Cho trẻ bú hết một bên, sau đó chuyển sang bên còn lại. Nếu bên nào căng sữa hơn thì nên cho trẻ bú trước.
Giữ tinh thần lạc quan
Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái để cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa được tình trạng tắc tia sữa.
Với những trường hợp mà mẹ bị tắc tia sữa nổi cục nặng thì bạn cần đi khám bác sĩ sớm để có hướng điều trị thích hợp. Không nên ủ bệnh quá lâu sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!