Suy thai cấp thường xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, đe doạ tính mạng đứa bé, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất của bé nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Nó chiếm tỷ lệ dưới 20% trong các cuộc sinh nở. Cùng tham khảo bài viết để có cái nhìn rõ hơn:
- Các dấu hiệu nhận biết suy thai cấp?
- Nguyên nhân dẫn đến suy thai cấp ở mẹ bầu là gì?
- Hướng dẫn các cách phòng tránh?
Các dấu hiệu nhận biết suy thai cấp?
Những dấu hiệu của suy thai cấp mẹ bầu nên biết
Thay đổi màu sắc nước ối
Nước ối có màu gì thì khác thường? Nước ối thường màu sắc trong nhưng nếu chuyển sang màu sắc khác, có thể là dấu hiệu suy thai. Bà bầu cần theo dõi màu sắc nước ối để phát hiện.
- Trong khi mang thai, nước ối chuyển sang màu vàng sẫm thì có thể mẹ bầu đã bị suy thai mãn, cần được điều trị ngay.
- Nước ối chuyển sang màu xanh, thì mẹ bầu cẩn trọng có dấu hiệu suy thai. Trường hợp này, mẹ nên được theo dõi ở bệnh viện. Tùy tình trạng của tim thai, hay giai đoạn của chuyển dạ, bác sĩ sẽ có xử lý phù hợp cho mẹ và thai nhi.
- Suy thai cấp trong lúc chuyển dạ được chẩn đoán khi nước ối có phân su. Trường hợp này cần được xử lý nhanh chóng, không để tình trạng hít phân su khi thai nhi ra đời.
Mẹ bầu có thể xem thêm:
Suy thai vào tháng cuối – Nguy hiểm khó báo trước cho não bộ của thai nhi
Thay đổi nhịp tim thai
Do tình trạng thiếu Oxy nên tim thai đập không đều. Tim thai đập nhanh (> 160 nhịp/ phút) hay đập chậm( <120 nhịp/ phút), cảnh báo dấu hiệu suy thai cấp. Dấu hiệu này được theo dõi qua Monitoring sản khoa, vì vậy cần được thực hiện ở nhiều lần khám thai định kỳ để phát hiện suy thai sớm.
Thai nhi cử động hỗn loạn
Có những lúc thai đạp mạnh và nhiều, nhưng có khi lại đạp chậm và động tác ít dần đi. Nếu không thấy thai nhi cử động trong thời gian dài thì có khả năng đã bị sảy thai. Mẹ nên theo dõi cử động của thai nhi bằng cách nằm yên trên giường, đếm đủ thai nhi có 4 lần cử động trong 30 phút thì chứng tỏ thai nhi vẫn khỏe mạnh. Ngược lại nếu trong vòng 4 giờ mà thấy thai nhi có ít hơn 10 cử động thì bà bầu cần đi khám thai ngay lập tức để kiểm tra tình trạng của thai nhi.
Nguyên nhân dẫn đến suy thai cấp ở mẹ bầu là gì?
Nguyên nhân dẫn đến suy thai cấp ở mẹ bầu
Theo bác sĩ Chuyên khoa II – Trần Ngọc Hải – Sản phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ có chỉ ra 4 nguyên nhân dẫn đến suy thai cấp:
Quá trình chuyển dạ
- Rối loạn cơn gò: Bất thường về cường độ và tần số.
- Sử dụng thuốc tăng co không kiểm soát: cơn gò tăng động, tăng tương lực cơ TC.
- Sử dụng thuốc giảm co, giảm đau vào giai đoạn cuối chuyển dạ.
- Tai biến khi thực hiện thủ thuật không đúng.
- Tai biến do gây tê vùng
Do nhau, dây rốn
Bất thường dây rốn thai nhi: sa dây rốn, dây rốn xoắn, dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn, dây rốn quấn cổ.
Suy thoái bánh nhau: nhau tiền đạo, bánh nhau mỏng trải dài…
Nhiễm trùng ối
Do thai
Thai chậm tăng trưởng/ Dị tật thai nhi/ Thai quá ngày/ Thai non tháng/ Bệnh lý tán huyết thai nhi/song thai cùng trứng…
Do mẹ
Các bệnh lý gây thiếu Oxy cho mẹ: suy tim, suy hô hấp, thiếu máu, tụt huyết áp do gây tê…
Có thể mẹ bầu chưa biết:
Suy thai khi mang thai và chuyển dạ – Nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp
Cách phòng tránh suy thai cấp cho mẹ bầu
Cách phòng tránh suy thai cấp hiệu quả
Theo các bác sĩ, chị em cần điều trị hết những bệnh mãn tính dễ gây suy thai rồi mới mang thai. Bên cạnh đó, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, sức khoẻ cùng tâm lý tốt nhất để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Khi mang thai, nên khám thường xuyên để phát hiện sớm và hạn chế các biến cố. Phải chăm sóc về chế độ dinh dưỡng tốt nhất, bổ sung Vitamin, Protein và nguyên tố vi lượng, tránh không để bị phù, cao huyết áp… Và đặc biệt, không nên hút thuốc lá, uống rượu hay tự mình sử dụng thuốc.
Khi có những dấu hiệu bất thường như thai ít cử động, không cử động, ra máu, có cơn co tử cung kéo dài… cần thông báo ngay cho bác sĩ. Khi bà bầu chuyển dạ, cần có sự hỗ trợ, động viên từ người thân, tránh để họ có những ảnh hưởng không tốt tới tâm lý, khiến quá trình chuyển dạ của mẹ bầu kéo dài dẫn đến nguy cơ suy thai cao hơn.
Kết luận suy thai cấp có ảnh hưởng lớn đến mẹ và bé không?
Có thể thấy rằng, suy thai cấp là tình trạng nguy hiểm cho mẹ và bé. Các dấu hiệu và cách phòng tránh trên đây hy vọng đem lại một ít thông tin bổ ích cho mẹ bầu. Nếu cảm thấy không khỏe, hoặc có tình trạng gần giống như bài viết, mẹ bầu nên đến bệnh viện chuyên khoa để khám và phát hiện kịp thời.
Nguồn tham khảo: Giáo trình của bác sĩ Chuyên khoa II – Bệnh viện Từ Dũ
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianparent Vietnam để thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!