Thai 38 tuần tim thai yếu có thể là biểu hiện suy thai. Thai nhi có nguy cơ bị suy thai, chết lưu ngay ở những tuần thai cuối cùng hoặc thời điểm chuyển dạ. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Thai 38 tuần đập thế nào là bình thường?
- Thai 38 tuần tim thai yếu: Biểu hiện suy thai mẹ cần đặc biệt lưu ý
- Cách phát hiện tim thai yếu giúp mẹ đi khám kịp thời
- Mẹ bầu nên làm gì khi gặp phải tình trạng này?
Tim thai 38 tuần đập thế nào là bình thường?
Thai nhi tuần thứ 38 đã hoàn thiện mọi mặt về cả phát triển thể chất lẫn não bộ. Nếu trẻ được chào đời trong thời điểm này thì em bé hoàn toàn được xem là sinh đủ tháng. Bởi trong tuần này, bé đã dài cỡ 50 cm và cân nặng khoảng 3,2 kg, bằng cỡ một quả bí đỏ lớn. Đồng thời, các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã hoàn thiện.
Thông thường từ tuần thai thứ 20 thì nhịp đập của tim thai càng mạnh hơn. Mẹ bầu chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
Theo các chuyên gia sản khoa, bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút. Nếu trên 160 lần sẽ gọi là nhịp nhanh và dưới 120 lần sẽ gọi là nhịp chậm. Nhịp nhanh trầm trọng hoặc nhịp chậm trầm trọng là khi nhịp tim thai trên 180 lần hoặc dưới 100 lần trong một phút.
Có thể bạn chưa biết ===>
Thai 38 tuần tim thai yếu: Biểu hiện suy thai mẹ cần đặc biệt lưu ý
Nhịp tim của em bé cũng thay đổi một cách tự nhiên giống như nhịp tim của bạn. Sự cử động, ngủ và các hoạt động khác có thể gây ra sự thay đổi như bình thường.
Tuy nhiên khi nhịp tim chậm thường gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp thai nhanh, vì đó có thể là biểu hiện suy thai.
Suy thai là gì?
Là hiện tượng thai nhi bị thiếu oxy trong quá trình mang thai hoặc trong lúc chuyển dạ. Tuần hoàn tử cung – rau – thai vốn là nơi thực hiện nhiệm vụ cung cấp oxy cho thai.
Tuy nhiên, nếu vì một nguyên nhân rối loạn nào đó ảnh hưởng đến tuần hoàn tử cung – rau – thai, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến hồ huyết, hoặc từ gai rau đến thai, làm cho tiến trình trao đổi oxy giữa mẹ và bé bị gián đoạn. Hậu quả khiến cho lượng oxy đến thai bị suy giảm trầm trọng, điện giải trong máu bị rối loạn và gây ra suy thai.
Nhịp tim thai nhi thay đổi bất thường – Dấu hiệu của suy thai
Tình trạng thiếu oxy khi bị suy thai sẽ ảnh hưởng đến tốc độ đập của tim thai, dẫn đến hiện tượng tim thai có lúc đập nhanh (trên 160 lần/phút), có lúc đập chậm (xuống dưới 120 lần/phút).
Dấu hiệu này thường được kiểm tra chính xác nhất khi bà bầu đi khám thai định kỳ, do vậy các xét nghiệm trong quá trình khám thai định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện các biểu hiện suy thai sớm.
Có thể bạn chưa biết ===>
Cách phát hiện tim thai yếu giúp mẹ đi khám kịp thời
Mẹ Tép kể lại trải nghiệm kinh hoàng của mình:
“Lúc đó mình mang thai 38 tuần. Trong ngày tự nhiên mình thấy con đạp ít đi. Nhịp tim cũng không mạnh như mọi khi. Mình lại chủ quan vì đọc trên mang thấy bảo những tuần cuối con ít đạp nên nghĩ chắc không sao. May mà chồng mình kiên quyết giục đi khám. Đến nơi mới biết con bị suy thai và phải mổ lấy thai”.
Đây không phải là những trường hợp hiếm hoi khi mà thai nhi có nguy cơ bị suy thai, chết lưu ngay ở những tuần thai cuối cùng hoặc thời điểm chuyển dạ.
Chính vì vậy cách quan sát và kiểm tra tốt nhất để biết con có khỏe mạnh không là mẹ cần nắm vững việc đếm nhịp cử động thai nhi.
Điều này sẽ giúp mẹ phát hiện ra được những bất thường như tim thai yếu để kịp thời đi khám thai, đảm bảo an toàn của thai nhi sắp chào đời.
Mẹ bầu nên làm gì khi gặp phải tình trạng này?
Nếu tốc độ nhịp tim thai nhi dưới 110 nhịp/ phút, thai nhi được xác định có nhịp tim chậm. Triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân, cụ thể:
- Bất thường về nhau thai
- Suy thai
- Bà bầu bị huyết áp thấp
- Khả năng lưu thông máu đến tử cung kém
- Vỡ tử cung
- Dị tật thai nhi: dị tật thần kinh hoặc dị tật tim thai
Tùy thuộc nguyên nhân và tuổi thai, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Mẹ bầu nên để ý kỹ cử động của thai nhi, nếu có dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!