Suy thai là gì? Là tình trạng vì một nguyên nhân nào đó mà thai nhi bị thiếu oxy dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về trí não cho thai nhi hoặc nghiêm trọng hơn là thai chết lưu.
- Suy thai khi mang thai và chuyển dạ sẽ nguy hiểm như thế nào
- Các dấu hiệu của tình trạng suy thai
- Sản phụ nào có nguy cơ bị suy thai cao
- Ngăn ngừa nguy cơ suy thai
Suy thai khi mang thai và chuyển dạ sẽ nguy hiểm như thế nào
Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết “Tình trạng suy thai thường có hai trường hợp xảy ra trong giai đoạn mang thai và khi chuyển dạ. Nguyên nhân có thể do quá trình tuần hoàn tử cung – rau – thai, đây là nơi cung cấp oxy cho thai nhi, bị ảnh hưởng bởi một yếu tố nào đó khiến việc trao đổi oxy bị gián đoạn, ion hydro tức điện giải trong máu bị rối loạn. Dẫn đến lượng oxy của thai nhi bị giảm đi, tác động xấu đến hệ thần kinh gây ra suy thai”.
Tình trạng suy thai có thể khiến thai nhi bị chết lưu hoặc những biến chứng nguy hiểm về trí não do bị thiếu oxy não như: động kinh, đần độn, chậm phát triển ngôn ngữ.
Hiện tượng này được chia làm hai loại:
- Suy thai mãn tính: sẽ xảy ra từ từ và không có biểu hiện rõ rệt, có thể chuyển thành suy thai cấp tính trong khi chuyển dạ.
- Suy thai cấp tính: sẽ đột ngột xảy ra và rất nguy hiểm, nếu không cứu chữa kịp thời, thai nhi sẽ gặp phải những vấn đề về trí não, thậm chí là tử vong.
Suy thai là gì? Nguy hiểm như thế nào? (Nguồn ảnh: Dantri)
Mẹ có thể quan tâm:
Suy thai cấp là gì? Cách phòng tránh suy thai cấp hiệu quả
Các dấu hiệu của tình trạng suy thai
1. Màu sắc nước ối
Màu sắc nước ối bất thường là dấu hiệu rõ nhất của mẹ bầu khi chuẩn đoán suy thai. Trường hợp nước ối biến thành màu vàng đậm có nghĩa đang có dấu hiệu suy thai, mẹ cần điều trị ngay lập tức.
Nếu nước ối có màu xanh thì trước đó, thai phụ đã có dấu hiệu suy thai nhưng hiện tại không còn tình trạng này nữa. Với tình trạng này, mẹ bầu cần được theo dõi thường xuyên vì suy thai chỉ tạm biến mất và có nguy cơ tái phát.
Còn khi nước ối có phân su thì chứng tỏ có khản năng mẹ bầu bị suy thai cấp trong quá trình chuyển dạ. Trường hợp này cần được xử lý nhanh chóng bởi phân su có thể gây nhiễm trùng cho bào thai.
2. Cử động của thai nhi hỗn loạn
Thai nhi sẽ có những biểu hiện cử động bất thường, có khi đạp mạnh và nhiều rồi chậm dần và động tác ít dần đi sau một thời gian không hề thấy có cử động gì chứng tỏ thai nhi có nguy cơ bị chết lưu rất cao.
Để nhận biết dấu hiệu này, mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi thai kỳ bằng cách đếm cử động thai nhi thường xuyên. Theo đó, mẹ bầu nên nằm yên trên giường, đếm đủ thai nhi có 4 lần cử động trong 30 phút chứng tỏ thai nhi vẫn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu trong vòng 4 giờ mà thấy thai nhi có ít hơn 10 cử động thì người mẹ cần đi khám thai ngay lập tức để kiểm tra tình trạng của thai nhi.
3. Tim thai đập không đều
Tình trạng thiếu oxy khi bị suy thai sẽ gây ảnh hưởng đến nhịp đập của tim thai, dẫn đến tình trạng tim thai có lúc đập nhanh, có lúc đập chậm, có khi trên 160 lần/ phút, lại có lúc xuống dưới 100 lần/ phút.
Dấu hiệu này sẽ được kiểm tra chính xác nhất khi bà bầu đi khám thai định kỳ, do vậy siêu âm định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện các biểu hiện suy thai sớm.
Mẹ có thể quan tâm:
Suy thai vào tháng cuối – Nguy hiểm khó báo trước cho não bộ của thai nhi
Sản phụ nào có nguy cơ bị suy thai cao
– Phụ nữ có tiền sử hoặc đang mang các căn bệnh mãn tính như bệnh tim, thận, cao huyết áp, tiểu đường, suy hô hấp, thiếu máu…
– Thường gặp phải các biểu hiện bất thường như ngôi thai, vỡ ối non, thiếu ối, rau tiền đạo, vôi hóa bánh nhau, nhiễm độc thai nghén, chuyển dạ kéo dài trong thời gian mang thai và sắp chuyển dạ.Có dấu hiệu tràng hoa quấn cổ thai nhi khi siêu âm, có thể dẫn đến suy thai cấp tính, mất tim thai…
Suy thai là gì? Sản phụ nào có nguy cơ bị suy thai cao? (Nguồn ảnh: Vnexpress)
– Người mẹ nằm sai tư thế, có thể khiến thành tử cung chèn vào động mạch chủ, khiến máu lưu thông đến tử cung bị giảm, cản trở máu về tim khiến thai nhi bị tụt huyết áp. Vì vậy trong thời gian mang thai nên nằm nghiêng để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
– Thai phụ thường giảm hoạt động tuần hoàn ngoại vi, làm cản trở quá trình trao đổi máu và oxy đến thai nhi, gây suy thai.
Ngăn ngừa nguy cơ suy thai
Suy thai khi mang thai và chuyển dạ có thể gây ảnh hưởng cho mẹ và bé (Nguồn ảnh: Thanhnien)
- Cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ suy thai là khám thai định kỳ đủ 6-8 lần trong suốt thai kỳ.
- Thêm nữa, mẹ cần đảm bảo tăng ít nhất 20% cân năng để chứng tỏ cơ thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
Nguồn tham khảo: Suy thai trong thai kỳ và suy thai trong lúc chuyển dạ: Dấu hiệu nhận biết – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!