Sảy thai 1 tháng vẫn ra máu có phải là hiện tượng bất thường và đáng lo ngại không? Nếu mẹ đang lo lắng vì hiện tượng này thì hãy tham khảo bài viết này nhé.
Những khái niệm cơ bản về sảy thai
Sảy thai là hiện tượng mẹ mất con khi thai kỳ dưới 20 tuần. Còn nếu thai nhi mất sau 20 tuần tuổi thì được gọi là thai chết lưu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sảy thai nhưng dưới đây là những lý do phổ biến:
- Các vấn đề về nhiễm sắc thể
- Nhau thai có vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi
- Cơ thể của mẹ không có đủ progesterone, nhau thai sẽ dễ bong và dẫn đến sảy thai
- Rối loạn miễn dịch trong cơ thể thai phụ
- Sức khoẻ thai phụ với các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, tuyến giáp,….dễ dẫn đến khả năng sảy thai cao
- Thai phụ mắc các bệnh truyền nhiễm HIV, sốt rét, viêm âm đạo,…cũng tăng nguy cơ sảy thai
- Ngộ độc thực phẩm
- Cấu trúc bất thường của tử cung người mẹ
- Tử cung của người mẹ quá yếu
Các triệu chứng của sảy thai có thể bao gồm:
- Xuất hiện đốm máu ở âm đạo hoặc chảy máu
- Đau bụng hoặc vùng chậu
- Chuột rút ở lưng dưới
- Dịch tiết ra từ âm đạo
Sảy thai 1 tháng vẫn ra máu có phải là hiện tượng bình thường?
Ở một vài trường hợp, chị em phụ nữ sau sảy thai 1 tháng vẫn ra máu mặc dù thai đã ra hết là do lớp nội mạc trong lòng tử cung phục hồi kém. Nguyên nhân có thể là vì rối loạn nội tiết hoặc do viêm lớp nội mạc tử cung. Lúc này, điều cần làm là đến bệnh viện hay trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa phương án điều trị.
Khi đi khám, bác sĩ có thể tiến hành siêu âm để kiểm tra buồng tử cung có vấn đề gì không, có đọng dịch hay xuất hiện thêm bất cứ tổn thương nào nữa không. Điều quan trọng sau đó là hãy giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày, kiêng quan hệ tình dục và theo dõi thêm.
Trong trường hợp hiện tượng ra máu âm đạo lại tiếp tục xuất hiện kèm theo những dấu hiệu bất thường như máu có mùi hôi, đau bụng, âm đạo ngứa rát,…thì nên trở lại phòng khám.
Chăm sóc vùng kín như thế nào để góp phần ngăn ngừa sảy thai 1 tháng vẫn ra máu?
- Không dùng xà bông hay chất tẩy rửa mạnh vệ sinh vùng kín. Hãy sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ với thành phần nhẹ, lành tính và được bác sĩ khuyên dùng
- Luôn giữ vùng kín khô thoáng sau khi tắm hay vệ sinh
- Mỗi khi đi vệ sinh xong, nên lau vùng kín theo hướng từ trước ra sau để tránh vi khuẩn ở hậu môn lây nhiễm ở vùng kín
- Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo
- Thay băng vệ sinh thường xuyên khi dịch tiết ra ở âm đạo để giữa vùng kín sạch sẽ và khô thoáng
- Không mặc đồ lót quá chật, chọn quần lót chất liệu cotton nhẹ nhàng mềm mại
- Trang phục nhìn chung thoải mái và không quá bó sát gây khó chịu cho cơ thể
Chế độ ăn uống sau sảy thai
Những thực phẩm phụ nữ nên ăn:
- Thực phẩm giàu chất sắt như bò, gà, nạc heo, bắp cải Brussel, đậu lăng, đậu nành,…
- Bổ sung thức ăn giàu canxi như sữa và các sản phẩm làm từ sữa như phô mai ít chất béo; cá hồi; đậu bắp;…
- Thức ăn giàu magie để chống trầm cảm như chuối, hạt điều, bắp,…
- Ăn nhiều rau và trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể như cam, kiwi, bơ, xoài,…
Những thực phẩm nên hạn chế trong chế độ ăn
- Thực phẩm giàu tinh bột nhưng ít chất xơ như mì ăn liền, bánh quy,…
- Các món tráng miệng hay đồ uống ngọt như bánh kem, nước ngọt,…
- Những món ăn có tính hàn hay phải ăn sống như cua, ốc, sushi, sashimi,…
- Nói không với món ăn cay nóng hay nước uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…
Sảy thai là chuyện không may xảy ra và để lại tổn thương về mặt sức khoẻ và tinh thần cho người phụ nữ. Do đó, hãy biết cách quan tâm chăm sóc bản thân về thể chất và tinh thần tốt nhất. Và tìm đến sự giúp đỡ từ chồng, người thân hay bạn bè khi cần thiết mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!