Khoảng 20-30% phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ, thường vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Mẹ bầu có thể nhận thấy vào khoảng thời gian này lượng khí hư nhiều hơn, màu trắng đục và có mùi khó chịu.
- Nấm âm đạo là gì?
- Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ
- Tại sao nhiễm nấm âm đạo thường gặp hơn trong thời kỳ mang thai?
- Làm sao để ngăn ngừa nhiễm nấm và tái nhiễm nấm
Nếu bạn nghi ngờ mình đã bị nhiễm nấm, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn xác định rõ hơn trước khi thảo luận với bác sỹ phụ khoa.
Nấm âm đạo là gì?
Nhiễm nấm âm đạo là khi axit và nấm men trong âm đạo bị mất cân bằng, khiến nấm men phát triển quá nhiều gây ra tình trạng kích ứng, tuy không nghiêm trọng nhưng lại gây khá nhiều khó chịu cho chị em.
Nếu bạn chưa bao giờ được chẩn đoán hoặc điều trị nhiễm nấm men, bạn nên gặp bác sĩ để có được chẩn đoán và điều trị chính xác. Có thể các bệnh nhiễm trùng khác cũng có triệu chứng tương tự. Ngoài ra, một số cách điều trị không thích hợp cho phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ
Nhiễm nấm men có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây gây ra:
- Những thay đổi về nội tiết tố đi kèm với thai kỳ
- Dùng thuốc kích thích tố hoặc thuốc tránh thai
- Dùng thuốc kháng sinh hoặc steroid
- Đường huyết cao, như trong bệnh tiểu đường
- Giao hợp âm đạo
- Thụt rửa âm đạo
- Máu hoặc tinh dịch
Tại sao nhiễm nấm thường gặp hơn trong thời kỳ mang thai?
Cơ thể của mẹ bầu đang trải qua rất nhiều thay đổi và rất khó để theo kịp những thay đổi hóa học trong âm đạo. Có nhiều đường hơn trong dịch tiết âm đạo khiến men sinh sôi, gây ra mất cân bằng dẫn đến quá nhiều men.
Các triệu chứng của nấm âm đạo là gì?
Các triệu chứng của nhiễm nấm men có thể bao gồm một hoặc nhiều yếu tố sau đây:
- Khí hư thường có màu trắng đục / nâu, tương tự như phô mai và có thể có mùi như nấm men hay bánh mì
- Khí hư có màu hơi xanh hoặc hơi vàng, tương tự như phô mai và có thể có mùi như nấm men hay bánh mì
- Ra nhiều khí hư
- Đỏ tấy, ngứa môi âm đạo
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc giao hợp
Điều trị nấm âm đạo như thế nào trong thời gian mang thai?
Nếu bạn đang mang thai, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng kem hoặc thuốc đặt âm đạo. Thuốc uống như Diflucan không an toàn khi mẹ bầu hay cho con bú.
Không phải tất cả các loại kem và thuốc đặt âm đạo đều được sử dụng, vì vậy tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có được loại thuốc phù hợp nhất. Nếu không được điều trị, nấm men có thể lây vào miệng thai nhi trong quá trình sinh nở. Nó gây ra bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh phải điều trị bằng Nystatin.
Phải mất 10-14 ngày để trị khỏi chứng bệnh này. Sau khi điều trị sạch nấm, mẹ bầu có thể dùng bột làm khô hoặc bột Nystatin để ngăn ngừa tái nhiễm. Mẹ mang thai nếu thấy khó chịu vùng kín không nên tự ý mua thuốc đặt điều trị nấm vì điều này sẽ rất nguy hiểm. Đặt thuốc không đúng liều còn khiến bệnh nặng hơn do nhờn thuốc.
Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm hoặc tái nhiễm nấm âm đạo?
Mẹ bầu có thể tránh nhiễm nấm âm đạo bằng cách sau:
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí và đồ lót bằng cotton.
- Vệ sinh âm đạo thường xuyên (sử dụng xà bông không gây kích ứng). Sử dụng máy sấy ở chế độ mát, thổi nhẹ để làm khô vùng nhạy cảm.
- Luôn lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh.
- Tắm sạch lại sau khi đi bơi. Thay áo tắm, đồ tập thể thao hoặc quần áo ẩm ướt càng sớm càng tốt.·
- Thêm sữa chua trong chế độ ăn uống.
- Hạn chế lượng đường, vì đường thúc đẩy sự phát triển của nấm men.
- Nghỉ ngơi nhiều để giúp cơ thể khỏe mạnh, dễ dàng chống lại bệnh tật.
Không nên
- Thụt rửa âm đạo
- Sử dụng thuốc xịt vệ sinh phụ nữ
- Sử dụng băng vệ sinh có chứa chất khử mùi
- Tắm xà bông, xà phòng thơm nhiều bọt
- Sử dụng giấy vệ sinh có màu hoặc mùi
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Nếu phát hiện nhiễm nấm âm đạo, mẹ hãy tham khảo ý kiến các sỹ để có được lời khuyên tốt nhất.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!