Có nhiều phương pháp luyện ngủ cho trẻ sơ sinh. Có người tin rằng nên để bé khóc đến khi bé tự ngủ. Nhưng cũng có người phản đối cách làm ấy. Thực tế, mỗi em bé đều khác nhau và cần phương pháp luyện ngủ riêng. Vì vậy, hãy xem một số lầm tưởng phổ biến về phương pháp luyện ngủ cho bé và hiểu con bạn nên đi ngủ theo cách nào.
Lầm tưởng số 1: Nếu tôi để con tôi khóc đến khi tự ngủ, nó sẽ ghét tôi
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Flinder ở Úc cho thấy việc để bé khóc đến khi ngủ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cảm giác tội lỗi là điều tự nhiên nếu bạn thực hiện cách này.
Đây vẫn là một phương pháp gây tranh cãi. Nhưng nó là một trong nhiều cách hiệu quả để hình thành một mô hình giấc ngủ cho trẻ.
Lầm tưởng số 2: Tôi không được bế và hát ru khi huấn luyện bé ngủ
Huấn luyện giấc ngủ cho bé không có nghĩa là bạn ngừng thực hiện các hoạt động mà bạn yêu thích. Bạn vẫn có thể kết hợp tất cả những điều này vào thói quen ban đêm của gia đình. Bạn vẫn có thể hát những bài hát ru, có thể ôm bé khi bé đã ngủ. Điều duy nhất bạn cần nhớ là không làm tất cả những việc này khi bé sắp ngủ.
Lầm tưởng số 3: Tôi không thể ngủ cùng phòng với con nếu luyện ngủ cho con
Bạn hoàn toàn có thể cho con ngủ chung phòng. Việc đó giúp bé cảm thấy an toàn khi biết bố mẹ ở bên cạnh. Bạn cũng sẽ dễ cho bé bú hơn, nhưng bạn vẫn sẽ phải cho bé không gian ngủ riêng. Hãy cho bé được ngủ trong nôi hoặc cũi thay vì ngủ trên giường bố mẹ.
Lầm tưởng số 4: Luyện ngủ cho con là cách làm của những ông bố bà mẹ ích kỉ
Đúng là việc luyện ngủ sẽ giúp bố mẹ đỡ mệt mỏi vì em bé sẽ có khuôn mẫu hành vi cố định. Bố mẹ sẽ có thể ngủ ngon hơn. Nhưng nó cũng có lợi cho cả em bé. Nếu bé cần đến bố mẹ để ngủ, bé sẽ rất mệt.
Nếu bé thức dậy nhiều lần và khóc đến khi ngủ lại, cũng không phải là điều tốt. Luyện ngủ giúp bé học cách tự làm dịu mình khi thức dậy giữa đêm.
Lầm tưởng số 5: Sau khi luyện ngủ, bé sẽ không gặp khó khăn khi đi ngủ nữa
Không ai ngủ say suốt đêm. Chúng ta có thể thức dậy, trở mình, hoặc dậy đi vệ sinh giữa đêm. Tương tự, em bé cũng thức dậy, trở mình và khóc. Đó là một phần tự nhiên của sự trưởng thành.
Nhưng cách bé đối phó khi thức dậy và học cách ngủ trở lại mới là điều đáng quan tâm. Nếu bé tự ngủ được, bạn đã luyện ngủ cho bé thành công.
Lầm tưởng số 6: Tôi không cần luyện ngủ, bé sẽ tự học cách ngủ
Đúng là con người học cách để thích nghi. Nhưng bạn không thể mong đợi điều đó là một em bé. Một ngày nào đó bé có thể tự dỗ mình và tự ngủ lại.
Nhưng cũng có thể trẻ đến 5 tuổi vẫn cần bố mẹ dỗ dành mới ngủ được. Vậy nên đừng mong đợi bé sẽ học cách ngủ một cách thần kì và không bao giờ cần đến bố mẹ.
Lầm tưởng số 7: Tôi sẽ phải để bé “khóc đến khi ngủ” để luyện ngủ
Bạn không nên trốn tránh việc luyện ngủ chỉ vì bạn nghĩ rằng phải để con khóc rồi tự ngủ. Đó chỉ là một trong những phương pháp mà một vài bố mẹ sử dụng. Nó không phải là phương pháp duy nhất.
Bạn có thể thử phương pháp đánh thức bé theo lịch trình. Bạn sẽ gọi bé dậy sớm khoảng 15 – 20 phút trước giờ bé thường dậy ban đêm. Sau đó bạn dỗ dành bé ngủ lại và từ từ bỏ việc gọi bé dậy khi bé có thể tự ngủ lại. Bố mẹ có thể tham khảo 7 mẹo luyện ngủ cho bé tại bài viết này.
Hãy nhớ rằng bạn có thể dễ dàng rơi vào “ma trận” những lầm tưởng về các phương pháp luyện ngủ cho trẻ sơ sinh. Cách tốt nhất là thử nhiều phương pháp khác nhau để biết điều gì hiệu quả với bé yêu của bạn.
Theo sg.theasianparent
Xem thêm
Phương pháp luyện ngủ fading cho bé giúp bố mẹ an nhàn
Phương pháp luyện ngủ CIO và những điều bố mẹ cần nắm vững
Vì sao bé sơ sinh hay khóc về đêm? (Cùng Mẹ Nhật luyện con ngủ)
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!