Bé sơ sinh hay khóc về đêm là điều đau đầu, thậm chí có thể khiến mẹ xì trét khi chăm sóc con. Hãy cùng mẹ Nhật Bản giải thích về điều này để giúp con đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Câu chuyện của tác giả “Mẹ Nhật luyện con ngủ”
Con gái mình bắt đầu khóc nhiều về đêm khi bé tròn 6 tháng tuổi. Ban đầu chỉ là cảm giác hình như con tỉnh giấc nhiều hơn. Một tuần sau đó con bắt đầu khóc hai giờ một lần và có những lần kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Tính trung bình một tuần chuyện này diễn ra từ 2-3 ngày. Bất kể làm thế nào con cũng không nín khóc.
Mình thường nghe nói rằng tình trạng khóc nhiều về đêm của trẻ sơ sinh thường diễn ra không lâu và sẽ dần hết. Vì thế mình cố gắng kiên nhẫn chờ đợi phép màu xảy ra. Nhưng tình hình dường như ngày càng tồi tệ hơn. Đã 6 tháng trôi qua và mình gần như sắp phát điên lên vì chuyện chăm con.
Với kinh nghiệm làm việc trong ngành Y tế, mình bắt đầu lao vào đọc và tìm hiểu rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Và cuối cùng mình cũng đã hiểu được những lý do quan trọng của hành vi bé sơ sinh hay khóc về đêm. Nhờ đó mà mình bắt đầu áp dụng cách này và thay đổi, sửa chữa lại các sai lầm trong việc cho con ngủ. Như một phép màu kì diệu, chỉ sau 5 đêm, tình trạng của con đã cải thiện rất nhiều. Con đã không còn khóc về đêm nữa.
Đây là 2 lý do quan trọng nhất giải thích vì sao bé sơ sinh hay khóc về đêm
Nhắc đến nguyên nhân của các cơn quấy khóc ở trẻ sơ sinh, các mẹ thường chỉ nghĩ đến yếu tố vụn vặt của môi trường ngủ quanh con như con quá nóng, lạnh, ban ngày con chơi nhiều hay con đang khó chịu vì mọc răng, v.v.
Nhưng những nghiên cứu mới nhất về giấc ngủ của trẻ đã khám phá ra rằng, hành vi quấy khóc đó đều liên quan tới các yếu tố cơ bản của một con người là:
Dù các mẹ có cố gắng thay đổi nhiệt độ phòng con, quần áo của con, … thì con vẫn không ngừng khóc về đêm. Nhưng nếu mẹ thử tìm hiểu về giấc ngủ của con dưới góc độ của Y học, mẹ sẽ tìm ra rất nhiều cách để điều chỉnh và giải quyết thói quen khóc nhiều vào ban đêm của con.
Trong đó, 2 nguyên nhân chủ yếu của các cơn khóc đêm ở bé sơ sinh là:
- Sự lẫn lộn giữa ngày và đêm (đồng hồ sinh học cơ thể) và
- Cách cha mẹ cho con đi ngủ.
Khi con không tự điều chỉnh được đồng hồ sinh học (lẫn lộn giữa ngày và đêm)
Cơ thể con người có một thứ đặc biệt được gọi là “Đồng hồ sinh học”. Đây là cơ chế giúp kiểm soát giấc ngủ và những thay đổi của nhiệt độ trong người. Vậy tại sao đồng hồ sinh học lại là nguyên nhân chính dẫn đến việc bé sơ sinh hay khóc về đêm?
Khi con mới ra đời, công việc chủ yếu mà trẻ làm là thức, ngủ xen kẽ nhau. Con chưa thể phân biệt ngày đêm do đồng hồ sinh học trong cơ thể con chưa thực sự hoạt động. Nó chỉ thực sự bắt đầu khi bé sơ sinh tròn 1 tháng tuổi trở lên. Và khả năng phân biệt ngày, đêm của trẻ chỉ đạt hiệu quả nếu “Con được luyện tập đúng cách”.
Những bé được tập luyện đồng hồ sinh học tốt, con sẽ thích nghi được với thời gian thực tế và phân biệt ngày, đêm khi tròn 3-4 tháng tuổi. Khi con bước sang tháng thứ 6, bé hoàn toàn có thể tự mình đi vào một giấc ngủ ngon, thoải mái và dễ dàng như một người lớn.
Mẹ hãy kiểm tra xem thói quen sinh hoạt hàng ngày của gia đình có góp phần ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của con hay không theo bảng dưới đây:
|
Có hay Không những hành vi này? |
Hành vi |
|
Để kệ cho con ngủ quá 8 giờ sáng. |
|
Cho con đi ngủ sau 9 giờ tối cùng bố mẹ. |
|
Để con ở phòng sáng đèn vào buổi chiều cho tới tận khi đi ngủ. |
|
Để con ngủ thiếp đi ở phòng khách sáng đèn và bật ti vi. |
|
Đợi bố bé về đến nhà rồi mới tắm cho con khi đã tối muộn. |
|
Cho con ngủ ở phòng mà ban ngày ít ánh sáng và ít khi cho con ra ngoài trời |
|
Dỗ con nín khóc bằng cách cho con ngồi xe đẩy, lấy đồ chơi, xem ti vi, … vào ban đêm. |
|
Sử dụng điện thoại trong thời gian cho con đi ngủ |
Nếu mẹ chỉ cần trả lời là “có” ở một trong các câu trên thì nghĩa là mẹ nên thay đổi các hành vi đó càng sớm càng tốt. Do đó, nguyên tắc quan trọng để trẻ sơ sinh có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học theo đúng nếp sống ngoài bụng mẹ là:
- Ban ngày nhiều ánh sáng và tiếng động lớn.
- Ban đêm tối và yên lặng.
- Ngủ tối sớm và thức dậy từ sáng.
Cách cho con đi ngủ là một trong những lý do phổ biến nhất của vấn đề bé sơ sinh hay khóc về đêm
Theo số liệu thống kê, phần lớn các hiện tượng quấy khóc, khó chịu khi đi ngủ của trẻ sơ sinh hình thành là do các điều kiện không phù hợp mà cha mẹ thực hiện khi cho con đi ngủ. Thông thường bao gồm như:
- Phải bế ru
- Xem ti vi
- Ngồi xe đẩy
- Ngậm bình
- Phải có bố mẹ bên cạnh
- Bé không thích bóng tối
Những trẻ chỉ ngủ khi có các điều kiện trên thường gặp tình trạng là hay tỉnh giấc về đêm, không thể tự ngủ lại nếu không có những thứ đó, không thể tự đi vào giấc ngủ, …
Đọc đến đây nhiều mẹ sẽ cảm giác như đây đúng là vấn đề mà con mình đang gặp phải cũng như hiểu được rằng các hành vi, thói quen khi cho con đi ngủ có ảnh hưởng lớn thế nào đến giấc ngủ của con.
Do đó, để chấm dứt tình trạng bé sơ sinh hay khóc về đêm mẹ cần phải có những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày nhằm giúp bé điều chỉnh được đồng hồ sinh học của cơ thể, phân biệt ngày đêm. Nếu bé vẫn còn quấy khóc thì tiếp đó là sửa chữa lại cách đưa con đi ngủ.
Theo Baby sleep training (Cùng mẹ Nhật luyện con ngủ)
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!