Niêm mạc tử cung dày 16mm có thể mang thai không? Nếu sau khi chậm kinh, niêm mạc tử cung dày 16mm hoặc dao động từ 8mm đến 16mm thì khả năng có thai rất cao. Vậy niêm mạc tử cung dày bao nhiêu mm là không tốt? Bài viết sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời.
- Niêm mạc tử cung là gì?
- Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là phù hợp để có thai?
- Niêm mạc tử cung dày 16mm có tốt để mang thai hay không?
- Phải làm gì khi niêm mạc tử cung quá mỏng?
- Nếu niêm mạc tử cung quá dày thì sao?
Cần so sánh các độ dày niêm mạc tử cung theo chu kỳ để biết niêm mạc tử cung dày 16mm có bình thường hay không? Nếu trong giai đoạn cuối chu kỳ kinh nguyệt niêm mạc tử cung của bạn dày 16mm thì là bình thường. Trong các trường hợp khác hoặc sau khi vừa kết thúc chu kỳ thì 16mm là dày hơn bình thường. Niêm mạc tử cung được xem là quá dày khi trên 20mm. Đối với các trường hợp niêm mạc tử cung quá dày sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ thai.
Niêm mạc tử cung là gì?
Nghe có vẻ xa lạ nhưng niêm mạc tử còn được biết đến với một cái tên gần gũi hơn đó là nội mạc tử cung. Chúng là một lớp mô bao phủ toàn bộ mặt bên trong của tử cung. Ở mỗi chu kỳ hành kinh, độ dày của niêm mạc tử cung thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Dao động từ 3mm cho đến niêm mạc tử cung dày 16mm.
Bạn có thể chưa biết:
Niêm mạc tử cung dày 15mm là có thai phải không?
5 cách chữa niêm mạc tử cung dày giúp mẹ dễ mang thai
Niêm mạc tử cung dày có thai không? Niêm mạc tử cung dày lên là dấu hiệu chuẩn bị cho trứng đã được thụ tinh vào làm tổ. Tuy nhiên, do mối liên hệ hết sức mật thiết của độ dày tử cung với việc thụ thai cho nên nếu niêm mạc quá mỏng hay quá dày đều có thể cản trở quá trình thụ thai.
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là phù hợp để có thai?
Để hiểu chính xác hơn về mối liên hệ giữa niêm mạc tử cung và việc có thai, chúng ta cần biết đến sự biến đổi của chúng theo chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể như sau:
- Thông thường niêm mạc tử cung sẽ có độ dày khoảng 7mm đến 8mm
- Bắt đầu kỳ kinh và kết thúc chu kỳ kinh là lúc niêm mạc tử cung mỏng nhất, chỉ dày khoảng 3mm đến 4mm
- Giai đoạn rụng trứng, niêm mạc tử cung đạt độ dày 8mm đến 12mm
- Nửa cuối chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung dày từ 12 đến 16mm
Theo các nghiên cứu khoa học, niêm mạc tử cung có độ dày từ 8mm đến 10mm được xem là phù hợp hợp nhất để thụ thai. Nếu sau khi chậm kinh, niêm mạc tử cung dày 16mm hoặc dao động từ 8mm đến 16mm thì khả năng có thai rất cao.
Để chắc chắn hơn về việc niêm mạc tử cung dày 16mm có phải là dấu hiệu mang thai hay không bạn nên kết hợp với que thử thai để có kết quả chính xác nhất.
Niêm mạc tử cung dày 16mm có tốt để mang thai hay không?
Xin chúc mừng, 16mm được xem là môi trường tốt nhất để trứng được thụ tinh và làm tổ tại tử cung. Nếu bạn chưa biết thì niêm mạc tử cung có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thụ thai và bảo vệ thai ở phụ nữ. Phôi thai trực tiếp làm tổ và phát triển tại tử cung của phụ nữ, chính vì thế niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều không ổn.
Phải làm gì khi niêm mạc tử cung quá mỏng?
Biểu hiện của người có niêm mạc tử cung mỏng thường là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài nhưng ra máu ít. Trứng thụ tinh được nhưng cũng rất khó khăn để bám vào lòng tử cung, dễ bị bong, dẫn đến hiện tượng thai chết lưu.
Làm sao để niêm mạc tử cung dày lên? Để khắc phục việc này, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học điều độ hơn. Cụ thể là:
- Không thức khuya
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, cầu lông,…
- Tăng cường nhóm thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin C, vitamin E vào thực đơn hằng ngày.
- Trực tiếp bổ sung hàm lượng estrogen bằng những loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành
- Không lạm dụng các loại thuốc kích thích sinh sản
Nếu niêm mạc tử cung quá dày thì sao?
Niêm mạc dày có ảnh hưởng gì? Niêm mạc tử cung quá dày không chỉ khiến phụ nữ chậm có con mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý khó chịu khác như rong kinh, kinh vô thứ kéo dài nhiều tháng, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, đa nang buồng trứng, rối loạn phóng noãn,…
Bạn có thể chưa biết:
4 thực phẩm vàng cải thiện tình trạng niêm mạc tử cung mỏng, giúp tăng khả năng thụ thai hiệu quả!
Giải đáp thắc mắc: Thai ngoài tử cung thì niêm mạc có dày không?
Tương tự như đối với trường hợp niêm mạc tử cung mỏng, phụ nữ không chỉ cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mà còn phải thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để sớm cải thiện tình trạng này:
- Thường xuyên tập thể thao để duy trì cân nặng cơ thể ở mức phù hợp, đồng thời tập luyện thể thao phù hợp cũng giúp giảm hàm lượng hormone estrogen trong cơ thể
- Không thức khuya hơn 23 giờ, ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày
- Hạn chế ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành khỏi thực đơn
- Không ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều vitamin E, vitamin C và thực phẩm giàu sắt
- Tái khám định kỳ để theo dõi sự chuyển biến của niêm mạc tử cung dày
Kết luận
Tóm lại, sau khi hành kinh mà niêm mạc tử cung dày 16mm thì khả năng bạn đang có thai là rất cao. Hãy giữ gìn sức khỏe, thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo rằng mẹ và bé lúc nào cũng khỏe mạnh nhé!
Bên cạnh đó, nếu vẫn chưa có thai do niêm mạc tử cung quá mỏng hoặc quá dày thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Hãy cứ làm theo hướng dẫn của bác sĩ đồng thời tự điều chỉnh thói quen để nhanh chóng cải thiện tình trạng của bản thân và nhanh chóng có em bé nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!