Nên đẻ thường hay đẻ mổ là nỗi băn khoăn của không ít mẹ bầu đang ở những ngày cuối thai kỳ. Sinh thường được khuyến khích nhiều hơn. Nhưng có những trường hợp đặc biệt, mẹ nên chọn sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- So sánh sinh thường và sinh mổ
- Khi nào mẹ nên sinh mổ? Đẻ mổ hay đẻ thường tốt hơn?
- Bạn có thể làm gì để tránh phải sinh mổ?
So sánh sinh thường và sinh mổ
Khi chọn sinh thường, mẹ sẽ được tiếp xúc sớm với em bé ngay sau sinh. Nhờ đó mẹ có thể cho bé bú sớm hơn so với những mẹ sinh mổ. Nguồn sữa non quý giá và giàu dinh dưỡng sau khi sinh cũng vì thế mà đến với bé sớm hơn.
Trong quá trình sinh nở, chất lỏng trong phổi của trẻ sơ sinh được đẩy ra ngoài nếu sinh ngả âm đạo. Nó sẽ giúp trẻ ít gặp phải các vấn đề về đường thở sau khi sinh và có lợi cho hệ hô hấp của con về sau.
Có thể bạn chưa biết:
3 bệnh có thể ảnh hưởng đến các em bé sinh mổ
Mẹ có biết sinh thường và sinh mổ cái nào đau hơn?
Nên đẻ thường hay đẻ mổ? Sinh thường hay sinh mổ tốt hơn? Trẻ sinh thường cũng nhận được nhiều vi khuẩn tốt khi đi qua ngả âm đạo. Những vi khuẩn này sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ đường ruột của trẻ. Nhưng khi mẹ sinh thường có thời gian chuyển dạ kéo dài, một trong những rủi ro là em bé có thể bị thương. Da đầu bé có thể bị bầm tím hoặc xương đòn bị gãy.
Tuy rủi ro cho mẹ sinh mổ khá nhiều nhưng rủi ro cho bé sinh mổ lại thấp.
Khi nào mẹ nên sinh mổ?
Một ca sinh mổ thông thường kéo dài từ 25 đến 60 phút. Các bác sĩ sẽ rạch một đường dài từ 10 tới 15 cm ở phía trên phần xương mu để dễ dàng đưa em bé ra khỏi bụng bạn.
Có những ca mổ khẩn cấp vì lý do y tế. Nhưng cũng có những ca sinh mổ được lên kế hoạch trước. Dù thích sinh thường đến thế nào đi chăng nữa, mẹ vẫn nên sinh mổ để đảm bảo an toàn trong những trường hợp dưới đây.
Lý do khẩn cấp cần phải sinh mổ
Sau khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, lý tưởng nhất là mẹ sinh con theo ngã âm đạo. Tuy nhiên, sinh thường cũng có thể gây ra các vấn đề rủi ro về sức khỏe cho mẹ hoặc bé. Các bác sĩ có thể quyết định sinh mổ khẩn cấp khi:
- Quá trình chuyển dạ không tiến triển khiến mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Đầu của em bé quá lớn không thể lọt qua xương chậu của mẹ.
- Bé gặp nguy hiểm, các bác sĩ phát hiện nhịp tim của bé có vấn đề.
- Sa dây rốn khiến em bé bị kẹt lại bên trong.
- Nhau thai bắt đầu tách khỏi thành tử cung của bạn (nhau bong non). Có thể gây chảy máu nhiều và các biến chứng cho em bé của bạn.
- Một vết sẹo ở ca mổ bắt thai trước đó bị bung ra (vỡ tử cung).
Lý do cho những ca sinh mổ được lên lịch trước
Không phải tất cả các ca sinh mổ đều bất ngờ. Bác sĩ có thể lên lịch mổ đẻ cho bạn trước nếu biết các yếu tố hoặc biến chứng có thể khiến việc sinh thường trở nên nguy hiểm.
- Em bé có ngôi mông. Bác sĩ của bạn sẽ chỉ định sinh mổ vì sinh thường trong trường hợp này sẽ khó khăn.
- Bạn đã từng sinh mổ trước đây. Mặc dù 60-80% từng sinh mổ có thể sinh thường. Điều đó không có nghĩa bạn được an toàn trước những biến chứng nguy hiểm. Vỡ tử cung có thể gây xuất huyết rất nhiều. Tình trạng này sẽ đe dọa đến cả em bé và mẹ.
- Nhau thai tiền đạo. Nhau thai thường nằm ở bên cạnh hoặc phía trên tử cung. Nếu nhau thai nằm ở đáy tử cung, có thể chặn đường ra của em bé từ bụng mẹ hoặc gây chảy máu nhiều trong khi sinh.
- Người mẹ gặp các vấn đề sức khỏe có thể gây ra các biến chứng thai kỳ . Ví dụ như huyết áp cao, bệnh thận, bệnh tim hoặc tiểu đường.
- Mẹ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể truyền sang con khi sinh qua đường âm đạo. Ví dụ như herpes sinh dục hoặc HIV,
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh nặng (não úng thủy )
- Bạn đã từng phẫu thuật tử cung trước đó, có nguy cơ bị vỡ tử cung khi sinh ngả âm đạo.
- Mang thai đôi hoặc đa thai. Mặc dù có thể sinh bằng đường âm đạo với các cặp song sinh, nhưng hầu hết đều được chỉ định sinh mổ để cả hai bé có thể được theo dõi chặt chẽ hơn. Các ca sinh ba hoặc nhiều hơn sẽ được chỉ định sinh mổ.
Ngoài ra, các mẹ cũng chọn sinh mổ dịch vụ như một biện pháp giảm đau đớn trong quá trình chuyển dạ. Đồng thời, sinh mổ dịch vụ sẽ phù hợp với lịch trình riêng của gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích các ca sinh mổ không vì lý do ý tế. Bạn cần nhớ rằng, sinh mổ là một cuộc đại phẫu thuật ở bụng. Sẽ luôn có nguy cơ biến chứng do gây tê hoặc nhiễm trùng sau sinh.
Ngoài ra, thời gian phục hồi dài và đau đớn hơn so với sinh thường. Đồng thời, có thể khiến bạn khó chịu và khó cho con bú hơn trong vài tuần đầu sau sinh con.
Mẹ đã biết chưa?
7 lời khuyên cho việc sanh thường dễ dàng hơn
Bạn có thể làm gì để tránh phải sinh mổ?
Đẻ thường hay đẻ mổ tốt hơn? Hầu hết các bà mẹ sắp sinh đều không muốn sinh mổ. Nhưng nếu bạn hoặc con bạn xuất hiện biến chứng trước hoặc trong khi chuyển dạ, bạn không thể làm gì để tránh ca phẫu thuật này.
Nếu bạn e ngại, có một số mẹo nhỏ giúp bạn tránh nguy cơ bị chỉ định mổ. Hãy ăn uống đầy đủ, vận động và duy trì mức tăng cân hợp lý. Mẹ sẽ có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các loại biến chứng thường dẫn đến sinh non, sinh con quá lớn và các bệnh như tiểu đường và huyết áp cao,…
Bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình. Bác sĩ có thể có quan niệm khác bạn về việc ưu tiên sinh thường hay sinh mổ. Một số bác sĩ ủng hộ sinh mổ nhiều hơn. Một số bác sĩ khác luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn có được ca sinh thường hoàn hảo, nếu các yếu tố nguy cơ nguy hiểm thấp.
Vậy nên đẻ thường hay đẻ mổ?
Khi các bác sĩ nói rằng bạn sẽ phải sinh mổ, đừng ngại ngần hỏi lý do. Hiểu được lý do sẽ khiến bạn vững tâm với chọn lựa của mình. Mặc dù có thể không được sinh thường như mong muốn, nhưng khi bạn đây là cách tốt nhất để giữ an toàn cho bạn và bé, bạn sẽ mạnh mẽ hơn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!