Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai nếu không có biểu hiện của cơn gò tử cung thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Mẹ nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng để tốt hơn cho thai nhi.
Nằm ngửa cứng bụng khi mang thai có nguy hiểm không?
Hiện tượng nằm ngửa cứng bụng có thể xuất hiện từ khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi bởi đây là lúc bụng mẹ bầu đã dần nhô ra và thấy rõ hơn. Theo các bác sĩ, tình trạng này là vô cùng bình thường và phổ biến khi thai nhi ngày càng lớn lên. Do đó mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nằm ngửa cứng bụng và xuất hiện các cơn gò tử cung đi kèm thì mẹ bầu cần hết sức thận trọng.
Nằm ngửa cứng bụng khi mang thai – Dấu hiệu của cơn gò tử cung sinh lý
Cơn gò dạng này còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, thường không đều và không có tính chu kỳ. Những cơn gò này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của người phụ nữ. Cơn gò sinh lý có các đặc điểm sau:
- Kéo dài khoảng 30 giây, xuất hiện bất chợt (thường tự biến mất khi nghỉ ngơi), không thành cơn
- Không có cảm giác đau đớn nhưng căng tức vùng bụng dưới
Nếu nằm ngửa và mẹ bầu thường xuyên thấy cứng bụng thì rất có thể mẹ đang gặp phải các cơn gò sinh lý. Tuy nhiên các cơn gò này không hề nguy hiểm. Do đó mẹ bầu chỉ cần:
- Chuyển sang nằm nghiêng bên trái
- Nghỉ ngơi thật nhiều
- Tuyệt đối không thay đổi tư thế đột ngột
- Uống nước và để cho cơ thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, …
Mẹ cần cẩn trọng với dấu hiệu của hiện tượng dọa sinh non
Hiện tượng căng cứng bụng cùng những cơn gò xuất hiện trước tuần thai 37 thể là dấu hiệu sinh non nên mẹ bầu hết sức cẩn thận. Những cơn gò tử cung sớm xuất hiện đều đặn theo chu kỳ, cứ khoảng 10 – 12 phút lại xuất hiện một cơn và không có dấu hiệu giảm dù mẹ bầu đã thay đổi tư thế và nghỉ ngơi.
Cơn gò tử cung sớm không chỉ khiến mẹ thấy căng cứng bụng mà còn kéo theo cảm giác đau bụng âm ỉ và thấy áp lực ở vùng khung chậu. Khi xuất hiện những cơn gò này, đặc biệt có các triệu chứng sinh non như rỉ ối, ra máu thì bà bầu cần đến bệnh viện ngay.
Mẹ bầu cần hết sức chú ý về tư thế nằm khi mang thai
Hầu hết các mẹ bầu đều gặp hiện tượng cứng bụng khi nằm ngửa như thắc mắc của một mẹ dưới đây:
“Bác sĩ cho em hỏi, thai e được 17w em cũng có hiện tượng cứng bụng khi nằm ngủ, nằm nghiêng thì lại bình thường hoặc đứng dậy đi lại cũng trở về bình thường, ban ngày ko có hiện tượng cứng bụng. Như vậy có nguy hiểm không?”
Theo các bác sĩ sản khoa, từ tuần thứ 16 trở đi, nằm ngửa là tư thế tối kỵ đối với thai phụ. Lý do là vì ở giai đoạn này, trọng lượng tử cung đã bắt đầu tạo áp lực lên các tĩnh mạch khiến máu dưới cơ thể khó lưu thông đến tim.
Ngoài ra, nằm ngửa còn gây ra tác hại cho cả mẹ và thai nhi, cụ thể như sau:
- Đối với mẹ: thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, quay cuồng, đặc biệt đối với mẹ bầu bị tiểu đường và cao huyết áp.
- Còn với thai nhi: ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và dưỡng
Do đó, để tránh bị cứng bụng khi nằm ngửa trong thai kỳ, lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ là bạn nên nằm nghiêng, đặc biệt là tư thế nằm nghiêng bên trái.
Đây là tư thế an toàn nhất cho mẹ bầu và em bé. Khi nằm nghiêng bên trái, hệ tuần hoàn của mẹ bầu sẽ được lưu thông tốt hơn và không gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của người mẹ. Nhờ đó sẽ làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng đến thai nhi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!