Nếu biểu đồ tăng trưởng của trẻ cho thấy phát triển cân nặng chênh lệch so với chiều cao, đó là dấu hiệu đáng lo đầu tiên, thêm vào đó là những nguy hại của béo phì. Chúng ta cần theo dõi chỉ số khối cơ thể của trẻ để biết tình trạng thừa cân và béo phì vì tất cả những điều này dẫn tới thay đổi hormon, gây dậy thì sớm.
Dư thừa mỡ hoặc mô mỡ trong cơ thể làm thay đổi hàm lượng estrogen, insulin và leptin – điều này làm tăng nguy cơ dậy thì sớm. Cách tốt nhất để tránh béo phì là khuyến khích trẻ tăng cường các hoạt động ngoài trời ít nhất 3 lần mỗi tuần, 35 phút/lần.
2. Các hóa chất môi trường
BPA – một hóa chất được tìm thấy trong hộp nhựa, màng bọc thực phẩm, chất hàn răng, chai đựng nước và đồ chứa thực phẩm khác – có thể ngấm vào thực phẩm và gây tàn phá bên trong cơ thể. Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm với BPA là một trong những nguyên nhân chính gây dậy thì ở bé gái. Phthalates – một dạng khác của hóa chất tiềm ẩn có trong mỹ phẩm, keo xịt tóc và chất khử mùi – cũng có thể dẫn tới phát triển ngực sớm ở bé gái.
3. Hấp thu nhiều đồ ăn vặt không lành mạnh
Đồ ăn vặt là một trong những nguyên nhân chính gây béo phì ở trẻ. Hàm lượng chất béo động vật cao làm tăng yếu tố tăng trưởng giống insulin, dẫn tới dậy thì sớm. Đây là một tình trạng phổ biến ở những trẻ hấp thu mỡ động vật cao ở độ tuổi 3-7 tuổi. Mặt khác, hấp thu nhiều protein chay giúp trì hoãn quá trình dậy thì và cũng bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Điều này không có nghĩa bạn cần cấm trẻ ăn thịt. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa những loại thịt chế biến sẵn, thịt đỏ, chỉ nên ăn 2-3 lần mỗi tuần.
4. Thay đổi hormone
Xã hội và truyền thông cũng chịu trách nhiệm về khởi phát dậy thì sớm ở trẻ em. Quá nhiều bạo lực, tiếp xúc sớm với những nội dung dành cho người lớn, tất cả đều có ảnh hưởng tới não, đặc biệt là tuyến yên. Tuyến này khi bị kích thích sẽ bài tiết ra gonadotropin, kích thích các tinh hoàn hoặc buồng trứng sản sinh hormone giới tính testosteron và estrogen, từ đó gây dậy thì sớm.
5. Suy dinh dưỡng
Một số trẻ không ăn nhiều và kén ăn, điều này có thể khiến cha mẹ để chúng ăn uống tự do những thực phẩm nhiều đường và chất béo. Những trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng vẫn có nguy cơ dậy thì sớm do thói quen ăn uống sai lầm làm gián đoạn chu kỳ nội tiết.
Các phương pháp điều trị dậy thì sớm
Hiện nay, những tiến bộ của y học cho phép việc điều trị dậy thì sớm cho kết quả khả quan. Điều trị dậy thì sớm phụ thuộc vào nguyên nhân.
Điều trị nội khoa: hầu hết trẻ em bị dậy thì sớm trung tâm, có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc. Cách điều trị này, được gọi là điều trị St-RH, thường bao gồm một mũi tiêm thuốc hàng tháng, như leuprolide, dừng trục HPG và chậm phát triển hơn nữa. Đứa trẻ tiếp tục nhận được thuốc này cho đến khi đến tuổi bình thường của tuổi dậy thì. Một khi dừng thuốc, quá trình dậy thì bắt đầu lại.
Phẫu thuật can thiệp: nếu bệnh do khối u, u nang buồng trứng tuyến thượng thận… gây nên thì phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Sau phẫu thuật, trẻ cần được kiểm tra định kỳ ở bệnh viện để xem xét kết quả. Nếu u nằm trong não, việc quyết định phẫu thuật phải được sự đồng ý của bác sĩ ngoại khoa thần kinh.
Phòng tránh dậy thì sớm cho trẻ như thế nào?
Một số các yếu tố nguy cơ dậy thì sớm, chẳng hạn như giới tính và chủng tộc, không thể tránh khỏi. Nhưng, có những điều có thể làm để giảm nguy cơ của trẻ phát triển dậy thì sớm, bao gồm:
Dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau củ quả cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày, đảm bảo lượng đạm đầy đủ, không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ…; không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán… chứa nhiều chất béo khiến trẻ thừa dinh dưỡng. Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, không rõ nguồn gốc, thực phẩm chứa hormon tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới dậy thì sớm.
Khuyến khích trẻ năng vận động: vận động sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng như các môn bơi, nhảy dây, đá bóng, đá cầu…