Một người mẹ ở Trung Quốc đã phải chứng kiến cô con gái yêu của mình dậy thì sớm lúc 7 tuổi. Chiều cao của em tăng đột ngột so với các bạn trong lớp, lên đến 120cm. Thêm vào đó, vòng 1 của bé gái này đã có dấu hiệu phát triển.
Dấu hiệu dậy thì sớm của Dandan
Tất cả là do thói quen ngủ
Lý giải cho việc dậy thì sớm ở cô gái tên Dandan (tên nhân vật đã được thay thế) là do thói quen ngủ của em. Trong suốt 3 năm qua, Dandan không hề tắt đèn để đi ngủ. Từ khi lên 7, em đã có những dấu hiệu phát triển về giới tính. Tuy nhiên, lúc này mẹ của Dandan không quan tâm lắm về điều này.
Dấu hiệu dậy thì sớm lúc 7 tuổi
Mãi cho đến khi tắm cho con gái, cô mới phát hiện những sự thay đổi quá nhanh trên cơ thể của Dandan. Kích thước vòng 1 của em đã phát triển đáng kể. Điều này không hề bình thường với một bé gái chỉ mới 7 tuổi. Sau khi phát hiện ra những dấu hiệu này, mẹ đã đưa em đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Tại đây, bác sĩ phát hiện cấu trúc xương của Dandan đã phát triển như một bé gái 10 tuổi. Không chỉ như thế, buồng trứng của em cũng đã phát triển lớn hơn. Song song đó, bác sĩ thông báo một tin buồn đến mẹ Dandan và cô bé: “Với tình trạng dậy thì sớm như thế này, Dandan sẽ bị hạn chế phát triển chiều cao, cụ thể là đến khi trưởng thành cô bé sẽ không thể cao hơn 150cm“.
Lúc này, mẹ Dandan hoàn toàn bất ngờ với kết luận với bác sĩ. Bởi chế độ ăn uống và hoạt động của cô bé đều được thực hiện một cách khoa học. Dandan thậm chí còn không dùng các loại thức ăn nhanh, nước ngọt hay thực phẩm chức năng. Vì sao cô bé lại phải đối diện với tình trạng dậy thì khi chỉ mới 7 tuổi?
Shock vì nguyên nhân dậy thì sớm lúc 7 tuổi của Dandan
Sau khi hỏi thăm về thói quen sinh hoạt hằng ngày của cô gái nhỏ, bác sĩ chỉ ra rằng do em luôn để đèn sáng khi ngủ nên dẫn đến tình trạng cơ thể phát triển sớm hơn so với độ tuổi. Mẹ của Dandan đã giải thích rằng do muốn tập tính tự lập cho em, mẹ đã cho Dandan ngủ phòng riêng từ khi 4 tuổi.
Tuy nhiên, vì em sợ bóng tối nên mẹ đã bật đèn trong lúc em ngủ. Vị bác sĩ này cho biết cơ thể của con người sản xuất lượng melatonin cao nhất là vào ban đêm. Đây chính là hormone được sinh ra từ tuyến yên ở hệ thần kinh trung ương, có trách nhiệm duy trì nhịp sinh học của cơ thể.
Thủ phạm là chiếc đèn ngủ
Hormone melatonin được kích thích tổng hợp và giải phóng bởi bóng tối và ức chế bởi ánh sáng. Do đó, việc không tắt đèn khi ngủ đã vô tình ức chế cũng như phá vỡ sự sản sinh hormone tự nhiên này của cơ thể Dandan. Theo một số nghiên cứu gần đây, sự sụt giảm melatonin có liên quan đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ nhỏ.
Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu phát hiện dấu hiệu dậy thì sớm
Đây dường như là lý do khiến cô bé 7 tuổi Dandan phải đối mặt với tình trạng này sớm hơn rất nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Thông thường, một bé gái khỏe mạnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu phát triển giới tính vào lúc 9 đến 11 tuổi. Với bé trai, các em thì sẽ bắt đầu giai đoạn phát triển này vào lúc 11 đến 13 tuổi.
Làm gì khi con có dấu hiệu dậy thì sớm?
Theo bác sĩ của Dandan, nguyên nhân dậy thì sớm đến từ rất nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, hoạt động, nghỉ ngơi… Do đó, nếu phát hiện con có dấu hiệu phát triển giới tính quá nhanh, ba mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra nhằm ngăn chặn dậy thì sớm ở trẻ.
Bên cạnh việc theo dõi những dấu hiệu phát triển bất thường trên cơ thể trẻ, các bậc phụ huynh cũng không nên cho con tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa protein , các chất bổ sung cũng như các loại thịt bị tiêm hormone tăng trưởng.
Song song đó, trẻ nhỏ cũng không nên tiếp xúc nhiều với màn hình TV, điện thoại, máy tính bảng… Điều quan trọng nhất là các bậc phụ huynh phải đảm bảo phòng ngủ của con không có ánh đèn, đặc biệt là các loại đèn màu.
Theo Asiaone.com
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!