Biểu hiện dậy thì sớm ở bé gái các mẹ nên lưu ý khi thấy ngực trẻ phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài. Chiều cao, cân nặng tăng nhanh.
- Dấu hiệu dậy thì sớm ở các bé gái – Những biểu hiện ba mẹ cần hết sức cảnh giác
- Nguyên nhân của việc dậy thì sớm là gì?
- Hệ lụy không mong muốn khi trẻ dậy thì sớm
Dấu hiệu dậy thì sớm ở các bé gái – Những biểu hiện ba mẹ cần hết sức cảnh giác
Theo các chuyên gia y tế thì thời điểm dậy thì không phải tính từ lúc xuất hiện kinh nguyệt ở trẻ mà là khi bé gái có các biểu hiện đặc trưng như ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài. Chiều cao, cân nặng tăng nhanh.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa – Những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái
Nguyên nhân của việc dậy thì sớm là gì?
Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm ở trẻ hiện nay không có nguyên nhân cụ thể mà chỉ đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ra biến đổi này, đó là:
Bạn có thể chưa biết:
Dậy thì sớm – có nên tiêm hormone để kìm hãm lại?
Tự thân cơ thể bé gái bị rối loạn về mặt sinh dục như: có bướu ở vùng dưới đồi hoặc ở tuyến tùng nằm ở não bộ, gây tăng tiết estrogen sớm. Ngoài ra còn có các trường hợp bé bị u nang buồng trứng, u não và mắc các bệnh về tuyến giáp khiến bé gái dậy thì sớm.
Nguyên nhân thứ hai đã được ghi nhận là bé gái uống sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò, ăn thịt heo, gà còn tồn dư hoóc môn tăng trưởng có thể bị dậy thì sớm do việc chuyển hóa các hoóc môn này thành estrogen.
Nguyên nhân dễ lý giải khác nữa gây dậy thì sớm ở trẻ là từ môi trường. Đã có những chứng cứ cho thấy bé gái dậy thì sớm do nhiễm các dẫn chất phtalat. Các dẫn chất này thường thấy trong đồ dùng bằng nhựa như: chai, can, túi, bao, gói, đầu núm vú, bình sữa, đồ chơi trẻ em… Khi sử dụng các sản phẩm trên, dẫn chất phtalat bị trôi ra và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể. Các bé gái bị nhiễm phtalat sẽ bị xáo trộn nội tiết và dậy thì sớm.
Thực phẩm có thể ảnh hưởng đến việc làm xuất hiện những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái
Hệ lụy không mong muốn khi trẻ dậy thì sớm
Ở trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh bắt đầu sớm và thường cũng kết thúc sớm hơn bình thường. Đầu tiên, trẻ lớn vọt so với các bạn cùng lứa, nhưng sau vài năm sẽ ngừng phát triển và không thể đạt chiều cao tối đa của người trưởng thành. Hơn nữa, chu kỳ kinh nguyệt trước 8 tuổi có nguy cơ phát triển chứng rối loạn nội tiết tố ở giai đoạn sau này.
Hệ lụy từ dậy thì sớm
Dậy thì sớm ở trẻ gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn như giới hạn sự phát triển chiều cao, gây rối loạn tâm lý cho trẻ,…
Vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, các bậc phụ huynh nên cho con đi thăm khám, chẩn đoán và can thiệp sớm để đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ về mức bình thường.
Bạn có thể chưa biết:
Một số nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ và cách phòng tránh cha mẹ nên lưu ý
Phương pháp hạn chế tình trạng dậy thì sớm ở trẻ
Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Phương Thảo – Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết “Ngoài những nguyên nhân gây dậy thị sớm từ bệnh lý bên trong cơ thể của trẻ, một vài tác động bên ngoài như nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể, chế độ sinh hoạt hằng ngày không phù hợp làm đẩy nhanh quá trình dậy thì.
– Bố mẹ nên xây dựng một thực đơn ăn uống phong phú, đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng. Hạn chế những thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ và đồ đóng hộp – đây là những món khoái khẩu của hầu hết trẻ em như: khoai tây chiên, nước ngọt, gà rán…
– Lập thời gian biểu cùng con tập thể dục mỗi ngày 30 phút với các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, đá cầu…”
Nguồn tham khảo: Dậy thì sớm ở bé gái: Nguyên nhân, dấu hiệu, khi nào cần khám bác sĩ? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!