Dậy thì sớm – có nên tiêm hormone để kìm hãm lại?
Thế nào là dậy thì sớm?
Theo bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương, độ tuổi dậy thì được coi là bình thường khi bé trai 12-17 tuổi. Bé gái 10-15 tuổi.
Nếu trước độ tuổi đó, bé gái có ngực phát triển to bất thường. Có chất nhầy ra ở âm đạo. Được coi là có nguy cơ dậy thì sớm.
Dậy thì sớm – có nên tiêm hormone để kìm hãm lại?
Cá biệt, đã có trường hợp bé gái bị xuất huyết âm đạo khi mới 18 tháng tuổi. Người mẹ nghĩ con mình bị xâm hại nên mang đi khám nhiều nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân. Sau đó, người mẹ nhận thấy con xuất huyết theo chu kì như chu kì kinh nguyệt mới phát hiện con dậy thì sớm. Ở bé trai thì có hai biểu hiện chính là dương vật lớn hơn bình thường và vỡ giọng.
Dậy thì sớm có nguy cơ gì?
Trẻ dậy thì sớm sẽ gây ra rất nhiều các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Ảnh hưởng đến đời sống tâm lý. Các bé gái sẽ không biết cách tự vệ sinh mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Bé trai khó hòa nhập với bạn bè cùng lứa bởi sự khác biệt về giọng nói và hình thể như mọc râu, ngực lớn… Vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng khi khi trẻ bị bạn bè trêu chọc. Rất có thể để lại di chứng sau khi trưởng thành.
Dậy thì sớm – có nên tiêm hormone để kìm hãm lại?
Dậy thì sớm cũng dẫn đến tâm lý và hành động về sinh lý trước tuổi. Khi còn nhỏ tuổi, chưa có hiểu biết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những cạm bẫy. Dẫn đến mang thai hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Ngoài ra, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng. Từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
Khi nào nên tiêm hormone để kìm hãm?
Nhiều cha mẹ thấy con có kinh mới đến bác sĩ thì đã quá muộn. Lại có nhiều cha mẹ, lo lắng và thương con khi con có biểu hiện của dậy thì sớm. Cha mẹ đã vội đưa con đi tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi không phải trường hợp nào cũng cần tác động bằng thuốc. Có những trường hợp, mặc dù các bác sĩ đã hướng dẫn và tư vấn không cần thiết phải tiêm hormone. Nhưng cha mẹ vẫn ra ngoài tự ý tiêm với hy vọng con sẽ phát triển chiều cao và để lại những hậu quả khó lường.
Dậy thì sớm – có nên tiêm hormone để kìm hãm lại?
Khi nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay tại chuyên khoa nội tiết ở trẻ em. Qua thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ cần xác định được nguyên nhân dậy thì sớm của con là gì. Sau đó mới có phác đồ điều trị cho con hợp lý.
Đối với những trẻ dưới 6 tuổi đã dậy thì, cần phải tiêm hormone để ức chế. Còn những trường hợp 6-8 tuổi, hoặc trên 8 tuổi, tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có chỉ định rõ ràng. Lưu ý, việc tiêm hormone nhất thiết phải theo sự chỉ định. Cũng như theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa. Bởi, việc tiêm hormone cho trẻ, chắc chắn có những ảnh hưởng nhất định. Một là thay đổi nội tiết. Hai là trẻ phải chịu những cơn đau, và sẽ lão hóa sớm về sau. Đấy là chưa kể các vấn đề về thời gian và kinh phí điều trị.
Làm gì để hạn chế nguy cơ dậy thì sớm?
Theo thống kê, năm 2010, tại BV Nhi Đồng 1 chỉ tiếp nhận khoảng 5-6 ca trẻ dậy thì sớm. Nhưng nay đã lên đến 200 ca. Theo các bác sĩ chuyên khoa, một số các yếu tố nguy cơ dậy thì sớm như giới tính và chủng tộc là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có những điều có thể làm để giảm nguy cơ của trẻ phát triển dậy thì sớm.
- Về dinh dưỡng, cần tăng cường rau củ quả cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày.
- Đảm bảo lượng đạm đầy đủ.
- Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ…;
- Không tẩm bổ quá mức.
- Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán… chứa nhiều chất béo khiến trẻ thừa dinh dưỡng.
- Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn.
- Tránh các thực phẩm chứa hormon tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới dậy thì sớm.
- Về vận động, cần cho trẻ tham gia vào các hoạt động bơi, nhảy dây, đá bóng, đá cầu… để giúp tiêu hao năng lượng, tránh bị béo phì.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!