Mang thai sau khi tiêm vắc-xin Covid 19 có bị sao không? Hiện không có bằng chứng nào cho thấy vắc-xin Covid 19 ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và thai nhi vì vậy nên sau khi tiêm vắc-xin Covid 19 mà mẹ mới phát hiện mang thai thì cũng không nên lo lắng.
- Mang thai sau khi tiêm vắc-xin Covid 19 có sao không?
- Nên mang thai bao lâu sau khi tiêm vắc-xin
- Những lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vắc-xin
Mang thai sau khi tiêm vắc-xin Covid 19 có sao không?
Theo Bác sĩ Phạm Thị Yến – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, hiện nay, theo một số công bố trên Thế giới thì việc tiêm vắc-xin phòng Covid 19 cho phụ nữ mang thai không có ảnh hưởng xấu, thậm chí ngược lại còn giúp bảo vệ cho thai nhi và trẻ sơ sinh chống lại virus này do kháng thể sinh ra trong máu mẹ có thể truyền qua rau thai và sữa mẹ. Trong trường hợp tiêm vắc-xin xong mới phát hiện mang thai thì mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng vì chưa có một báo cáo nào phản ánh tác dụng không tốt của vắc-xin lên thai nhi. Mẹ bầu chỉ cần đi khám thai thường xuyên theo lộ trình được chỉ định từ phía bác sĩ. Nếu sau khi tiêm mũi 1 rồi phát hiện có thai thì có thể xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sản về thời gian tiêm tiếp mũi 2 để thêm phần yên tâm.
Sau khi tiêm vắc-xin mới phát hiện mang thai thì thai phụ cũng không cần quá lo lắng (Nguồn: Bộ Y tế)
Xem thêm:
Mang thai trong mùa dịch: làm thế nào tránh dịch cho cả mẹ lẫn con?
Nên mang thai bao lâu sau khi tiêm vắc-xin
Đối với các chị em chỉ mới lên kế hoạch mang thai trong giai đoạn này nhưng còn hoang mang về thời gian an toàn thì các bác sĩ chuyên khoa cũng có những lời khuyên sau. Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc, Bác sĩ Quản lý vùng khu vực Đông Nam bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC khuyên rằng vắc-xin Covid-19 không phải là vắc-xin sống giảm động lực nên không cần trì hoãn việc có thai sau khi tiêm. Tuy nhiên sau khi tiêm vắc-xin, cơ thể cần được theo dõi các phản ứng phụ có thể trong vòng 28 ngày, bên cạnh đó cơ thể cũng cần có thời gian để sinh miễn dịch sau tiêm chủng. Vì vậy tốt nhất chị em nên trì hoãn việc mang thai ít nhất 1 tháng sau khi hoàn thành 2 mũi tên vắc-xin Covid-19.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vắc-xin
Không còn nghi ngờ gì về việc phụ nữ đang thai và cho con bú cũng là đối tượng nên được tiêm vắc-xin Covid-19 khẩn cấp. Tuy nhiên, mẹ bầu cần kiểm tra thăm khám kỹ càng trước khi tiêm. Việc lựa chọn loại vắc-xin cũng nên tuân theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh nền, việc tiêm phòng phải được siết chặt và kiểm soát nhiều hơn. Đặc biệt đối với những phụ nữ có nguy cơ dễ bong nhau non, co giật hoặc các bệnh tai biến sản khoa thì không nên tiêm hoặc có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định. Sau khi tiêm, thường xuyên theo dõi biểu hiện của cơ thể. Báo ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào xuất hiện.
Sau tiêm vắc-xin nếu có triệu chứng bất thường phải thông báo ngay cho bác sĩ (Nguồn: CDC)
Xem thêm:
Mùa dịch đã khổ, ở cữ mùa dịch lại càng vất vả, nhưng mẹ bầu chú ý những điều này
Bên cạnh việc tiêm vắc-xin mẹ cũng cần tuân thủ quy tắc 5K kĩ lưỡng hơn bất kì một đối tượng nào vì hơn hết mẹ không chỉ bảo vệ cho mình mà còn cho đứa bé trong bụng.
1. Luôn đeo khẩu trang: Mẹ bầu nhất định phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, thậm chí là tiếp xúc xa, ít nhất 2m với mọi người xung quanh. Thường xuyên thay mới khẩu trang hoặc giặt giũ nếu dùng khẩu trang vải.
2. Khử khuẩn: Rửa tay bằng xà phòng thuường xuyên. Lau rửa những vật dụng sử dụng thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
3. Khoảng cách: Mẹ bầu cần giữ khoảng cách khi giao tiếp với mọi người tối thiểu 2m.
4. Không tập trung đông người: Tiếp xúc với người bệnh hoặc ở trong môi trường đông người, không gian kín làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của cơ thể. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường mặt mũi miệng,… nên mẹ bầu nếu không có việc thực sự cần thiết thì không được tụ tập nơi đông người.
5. Khai báo y tế: Nên thực hiện khai báo khi cần thiếtgiúp bản thân mẹ bầu phát hiện sớm nếu chẳng may tiếp xúc với người bệnh.
Mẹ bầu phải tuân thủ quy tắc 5K trong thời gian mang thai (Nguồn: Bệnh viện Hồng Ngọc)
Bên cạnh đó, giai đoạn này mẹ cần tăng cường hệ miễn dịch bằng cách duy trì một khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu; uống 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày; luôn giữ tinh thần thoải mái, loại bỏ các yếu tố có nguy cơ gây stress ngủ đủ giấc; tập thể dục nhẹ nhàng, tăng cường lưu thông và tuần hoàn máu.
Mang thai sau khi tiêm vắc-xin Covid 19 là việc bình thường, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến thai nhi và bản thân. Điều quan trọng là vắc-xin sẽ giúp bảo vệ hai mẹ con trong cơn đại dịch. Đồng thời mẹ cần thường xuyên khám thai theo lộ trình và tuân thủ lời tư vấn của bác sĩ.
Nguồn thông tin: Chồng tiêm vắc-xin covid sau bao lâu vợ có thể mang thai? – Bệnh viện Vimec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!