Mang thai bị ngã đập mông có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Mức độ nghiêm trọng còn tùy thuộc vào độ va đập cũng như giai đoạn mẹ đang mang thai.
Mang thai bị ngã đập mông có nguy hiểm không?
Ngã, va đập, … trong thai kỳ đều có thể gây ra những nguy hiểm nhất định, trong đó nghiêm trọng nhất là có thể dẫn đến dọa sảy thai hoặc thậm chí sảy thai.
Những ảnh hưởng qua từng giai đoạn của thai kỳ có thể kể đến như sau:
- 3 tháng đầu thai kỳ: thai nhi nằm ở khoang chậu và được khoang chậu của mẹ bảo vệ, vì vậy những tổn thương do mẹ té ngã đối với thai nhi khá thấp, em bé trong bụng có thể nói tương đối an toàn, ngoại trừ tình huống mẹ té ngã mà tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt là các bộ phận liên quan đến xương chậu, tình trạng này có thể dẫn đến sảy thai.
- Giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: thai nhi tiến vào khoang bụng và dần dần nhô lên, nếu thời kỳ này mẹ bị té ngã sẽ cực kỳ nguy hiểm, dễ gây ra áp lực trực tiếp lên tử cung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Mang thai bị ngã đập mông, mẹ bầu cần xử lý như thế nào?
Ngay khi thấy mình bị ngã, người thân hoặc chính mẹ bầu cần phải kiểm tra tình trạng sức khỏe để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Trong đó, đáng lo ngại nhất bao gồm:
1. Ra máu
Tình trạng này thường xảy ra trong 12 – 13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Vì lý do này mà các thai phụ được khuyên phải đặc biệt cẩn thận trong thời gian đầu mang thai nếu có các va đập, chấn động hoặc bị ngã.
Thông thường, nếu bạn bị sảy thai thì bạn sẽ thấy âm đạo chảy máu, đau quặn bụng hoặc bị chuột rút. Chị em nên lưu ý những hiện tượng kể trên để sớm phát hiện tình trạng của thai nhi.
2. Rỉ ối
Khi nước ối bị rò rỉ, chất lỏng thường có màu trắng, trong suốt, đôi khi có dính chút nhầy hay chút máu và đặc biệt không có mùi như mùi khai đặc trưng của nước tiểu.
Khi nước ối bị rò rỉ, chất lỏng thường có màu trắng, trong suốt, đôi khi có dính chút nhầy hay chút máu và đặc biệt không có mùi như mùi khai đặc trưng của nước tiểu.
Khi hiện tượng rỉ ối xuất hiện sẽ làm cho lượng nước ối bị cạn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của thai nhi, nếu kéo dài sẽ dẫn tới những dị tật bẩm sinh hoặc suy thai. Trong một số trường hợp rỉ ối kết hợp với cơn co tử cung dẫn tới sinh non hay sảy thai.
Do đó nếu sau khi bị ngã và thấy xuất hiện hiện tượng này thì mẹ bầu cần đi khám kịp thời.
3. Chuyển động của thai nhi bị giảm sau khi mẹ bị ngã
Nếu thấy thai nhi máy ít hoặc không máy sau khi bị ngã dập mông, mẹ bầu cần hết sức cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để teo dõi thai máy chính xác, mẹ nên:
- Thời điểm đếm cử động thai tốt nhất là sau khi ăn no
- Nên đếm thai máy 2 – 3 lần mỗi ngày và trong những giờ cố định để theo dõi sự thay đổi dễ hơn
- Trước khi đếm cử động thai mẹ nên đi tiểu để làm trống bàng quang. Hãy đặt tay lên bụng để cảm nhận rõ nhất về những cử động của thai nhi thay vì chỉ quan sát bằng mắt thường
- Đếm số lần thai máy trong một giờ
Thông thường một thai nhi khỏe mạnh sẽ có ít nhất 4 đợt cử động trong một giờ. Nếu bé của bạn cử động quá ít hoặc quá nhiều so với con số này thì nên đi khám bác sĩ để kịp thời chẩn đoán những bất thường và đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả.
Trong trường hợp bạn gặp phải một cú ngã tương đối nghiêm trọng và có dấu hiệu chấn thương, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang, siêu âm theo dõi nhịp tim của thai nhi, xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm đảm bảo thai nhi vẫn an toàn và phát triển tốt.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!