Khi nào không nên cho trẻ tiêm phòng? Đó là khi trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt hoặc đang điều trị với một số loại thuốc khác… Cụ thể như thế nào thì cùng đọc tiếp bài viết sau đây mẹ nhé!
Nội dung bài viết:
- Vì sao trẻ cần được tiêm phòng?
- Những mũi tiêm cần thiết cho trẻ dưới 5 tuổi
- Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ?
- 1 số phản ứng phụ sau tiêm
Vì sao trẻ nhỏ cần được tiêm phòng?
Tiêm phòng là việc làm vô cùng quan trọng mà mẹ nên cho bé thực hiện ngay từ giai đoạn đầu đời để bảo vệ sức khỏe của con. Khi vắc xin được đưa vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một cuộc tấn công các loại virus này nhằm kích thích cơ thể sản sinh ra các loại kháng thể chống bệnh. Các kháng thể này sẽ duy trì trong cơ thể để sẵn sàng chống lại các loại virus, vi khuẩn bất cứ lúc nào.
Bạn có thể chưa biết:
Học ngay cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng để con hết khó chịu
Các mẹo trước khi đi tiêm phòng giúp con giảm đau nhanh và hạ sốt
Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để trẻ không mắc các bệnh nguy hiểm, hạn chế số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí y tế và nâng cao sức khỏe cho trẻ, ngăn ngừa tình trạng tàn phế hay những ảnh hưởng đến sinh hoạt sau này của bé khi không may mắc bệnh.
Ngoài ra, tiêm phòng không những bảo vệ cho sức khỏe của bé mà còn cả với những người tiếp xúc xung quanh, tránh xảy ra các vụ dịch lớn trong cộng đồng.
Những mũi tiêm phòng cần thiết cho trẻ dưới 5 tuổi
- Viêm gan B: Trẻ cần tiêm đủ 4 mũi tiêm phòng viêm gan B trong 2 năm đầu đời
- Viêm gan A: Đây là bệnh lây truyền qua đường ăn uống, sử dụng. Trẻ dưới 5 tuổi sức đề kháng yếu nên rất cần tiêm phòng mũi này
- Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván: Thời điểm phù hợp để tiêm mũi 3 trong 1 này là khi trẻ khoảng 16-18 tháng tuổi.
- Viêm não mô cầu AC: Vắc xin này có 2 loại là vắc xin ngừa viêm não mô cầu týp AC (dành cho trẻ 2 tuổi trở lên) và vắc xin ngừa viêm não mô cầu týp BC (dành cho trẻ 6 tháng tuổi)
- Cúm: Trẻ nhỏ rất dễ bị cúm và có thể dẫn đến biến chứng nặng do hệ miễn dịch yếu. Vì vậy trẻ nên được tiêm vắc xin phòng cúm từ 6 tháng tuổi và nên tiêm nhắc hằng năm
- Viêm não Nhật Bản: Virus viêm não Nhật Bản có khả năng làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm chí gây tử vong. Vì vậy ba mẹ cần đưa trẻ tiêm phòng mũi này đủ 3 lần để duy trì miễn dịch
- Sởi – Quai bị – Rubella: Trẻ nên được tiêm mũi nay khi được 12 – 15 tháng và tiêm nhắc khi trẻ được 4 – 6 tuổi
- Thủy đậu: Đây cũng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể để lại sẹo trên da trẻ. Vì vậy mẹ cần tiêm phòng cho trẻ để ngừa bệnh
- Thương hàn: Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể tiêm mũi phòng ngừa thương hàn và tiêm nhắc sau mỗi 3 năm
Khi nào không nên cho trẻ tiêm phòng?
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình – Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, mặc dù tiêm phòng là việc làm vô cùng cần thiết nhưng một số trường hợp đặc biệt dưới đây, trẻ không được tiêm phòng:
- Trẻ dị ứng với các thành phần trong vắc xin (Biểu hiện là trẻ sốt cao, co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở trong những lần tiêm trước)
- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc do nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV thì không được tiêm vắc xin sống giảm độc lực
- Nhiễm HIV từ mẹ mà không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con thì không được tiêm vắc xin BCG
- Những trường hợp nào trẻ không được tiêm phòng? Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin
Bạn có thể chưa biết:
Lịch tiêm phòng cho trẻ sinh non có gì khác trẻ sinh đủ ngày đủ tháng? Trường hợp nào nên hoãn tiêm?
Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1 có nguy hiểm không và phải xử lý thế nào?
Ngoài ra, cần tạm hoãn tiêm phòng cho trẻ sơ sinh trong các trường hợp như:
- Sốt cao từ 37,5 độ C trở lên hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C
- Nghe tim, nghe phổi bất thường
- Tri giác bất thường, trẻ bú kém, li bì
- Cân nặng dưới 2000g
- Đang hoặc mới kết thúc liệu trình điều trị corticoid/gammaglobulin
- Mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng
- Khu vực da cần tiêm chủng bị viêm, mẩn ngứa hoặc mưng mủ nghiêm trọng
- Trẻ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc mới khỏi bệnh chưa đầy 2 tuần
- Trẻ bị bệnh nặng về tim, gan, phổi có thể chất kém, khó chấp nhận phản ứng do vắc xin tạo ra. Các cơ quan có bệnh cũng khó chịu thêm gánh nặng khác nên tiêm phòng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng
- Trẻ bị bệnh liên quan đến thần kinh như tâm thần, động kinh, não bộ kém phát triển
- Tình trạng suy dinh dưỡng nặng, còi xương nghiêm trọng, hệ miễn dịch bẩm sinh yếu kém
- Các trường hợp hen suyễn, mề đay, cơ địa nhạy cảm
- Trẻ bị tiêu chảy cấp, đại tiện quá 4 lần/ngày
Một số phản ứng phụ sau khi tiêm phòng vắc xin
Thông thường, sau khi tiêm vắc xin, trẻ sẽ gặp một số phản ứng phụ như sốt nhẹ, đau, quấy khóc, sưng nhẹ tại vị trí tiêm… Đây là những triệu chứng bình thường và sẽ tự khỏi sau vài ngày nên mẹ không cần lo lắng.
Chỉ khi trẻ gặp những triệu chứng bất thường như sau đây, mẹ cần đưa trẻ đến tái khám ngay lập tức:
- Sốt cao liên tục trên 39 độ C, sốt trên 3 ngày, dùng hạ sốt vẫn không đỡ
- Co giật, khóc thét, quấy khóc
- Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và có quầng đỏ kích thước > 2cm
- Bú kém, bỏ bú
- Khó thở, tím tái
- Nổi mề đay toàn thân
- Chân tay lạnh, nổi vân tím
Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng
- Cho trẻ ăn/bú mẹ đầy đủ và uống nhiều nước hơn
- Cho trẻ ăn đúng tư thế, không cho ăn nằm
- Không chạm, đè vào chỗ tiêm, không xoa dầu hay đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm, nếu vết tiêm bị sưng thì có thể chườm lạnh cho trẻ
- Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ
- Nếu trẻ sốt thì mẹ chườm ấm, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Kiểm tra trẻ thường xuyên, đặc biệt là ban đêm
Vừa rồi là những thông tin về những mũi tiêm cần thiết cho trẻ sơ sinh cũng như giải đáp cho câu hỏi khi nào trẻ không được tiêm phòng. Tiêm phòng là việc làm cần thiết nhưng để đảm bảo sức khỏe, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và nhận biết khi nào không nên cho trẻ tiêm phòng trước khi tiêm bất kỳ mũi nào.
Nguồn thông tin từ VNVC
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!