Trẻ sốt cao chân tay nóng khiến mẹ và ba khá lo lắng và rối trí, đặc biệt nếu lần đầu có con. Nhưng đừng quá lo lắng nhé! Đây chỉ là một trong những dấu hiệu nóng sốt bình thường ở trẻ.
Khi nào xác định là trẻ sốt cao?
Cũng như người lớn, trẻ sơ sinh hay trẻ em có nhiệt độ cơ thể bình thường dao động ở 37 ° C. Nhiệt độ này có thể thay đổi một chút từ sáng đến tối. Và khi nhiệt độ cơ thể của con cao hơn thông thường nhiều thì gọi sốt.
Trẻ sốt cao nếu nhiệt độ của bé là:
- 38° C hoặc cao hơn khi đo nhiệt độ ở trực tràng
- 37,4° C hoặc cao hơn khi được thực hiện bằng các phương pháp khác
Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sốt cao?
- Do virus gây ra: khoảng 9/10 trẻ em bị sốt sẽ bị bệnh do virus, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm hoặc viêm dạ dày ruột
- Trẻ sốt cao do vi khuẩn gây ra – chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm phổi hoặc nhiễm trùng nước tiểu.
Bản thân cơn sốt không có hại và nhiệt độ của con sẽ trở lại bình thường khi tình trạng nhiễm trùng lắng xuống. Trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi có nguy cơ cao nhất khi bị sốt và cần được bác sĩ hoặc chuyên gia y tế kiểm tra.
Thông thường cơn sốt sẽ kèm theo tay chân con lạnh, nhưng cũng có nhiều lúc trẻ sốt cao chân tay nóng. Hiện tượng này có bình thường?
Trẻ sốt cao chân tay nóng có phải là hiện tượng nguy hiểm?
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, trẻ sốt cao chân tay nóng là một trong những triệu chứng bình thường cũng như tay chân có thể lạnh. Ngoài ra, con cũng có thể cảm thấy như sau:
- Mặt đỏ bừng
- Cơ thể mệt mỏi
- Có thể muốn ngủ nhiều hơn
- Nhịp tin có thể nhanh hơn một chút
- Không muốn hay lười ăn
Tất cả các triệu chứng này, kể cả trẻ sốt cao chân tay nóng, đều do sốt và sẽ hết khi nhiệt độ của con trở lại bình thường. Điều quan trọng là ba mẹ phải biết cách chăm sóc đúng cách và nhận diện khi nào tình trạng trở nên nguy hiểm.
Còn nếu bé chỉ sốt nhẹ thì dù không cần phải hoảng sợ ngay lập tức. Sốt thường là một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bé đang hoạt động.
Trẻ không sốt cao chân tay nóng thì như thế nào?
Có những ngày bình thường, trẻ không sốt cao nhưng tay chân nóng cũng khiến ba mẹ quan ngại vì thường trẻ sốt cao chân tay nóng.
Tuy nhiên, đây là chỉ là do sự điều chỉnh thân nhiệt của bé chưa hoàn thiện. Bàn tay, bàn chân và đầu của con thường ấm hơn phần còn lại của cơ thể. Theo các bác sĩ nhi khoa, hiện tượng này sẽ có xu hướng duy trì như vậy cho đến khi trẻ 2 tuổi. Trong những năm đầu đời, trẻ sơ sinh có thể bị ấm tay chân nhưng không sốt.
Nếu vẫn lo lắng, mẹ có thể cho bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và tìm hiểu nguyên nhân chính xác nếu có gì bất thường.
Chăm sóc trẻ sốt tại nhà
- Cho trẻ uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Điều này đặc biệt quan trọng nếu con bị nôn mửa hoặc bệnh tiêu chảy. Nếu đang cho con bú, hãy cho bé bú nhiều hơn.
- Đừng lo lắng nếu con ăn ít hơn thường nhật. Bé đang bệnh và mệt mỏi nên sẽ không thèm ăn. Quan trọng là khuyến khích con dù ít thì cũng nên ăn một chút, không bỏ bữa.
- Cân nhắc cho con uống thuốc paracetamol để giúp hạ sốt. Kiểm tra cẩn thận hướng dẫn sử dụng để biết liều lượng chính xác. Nếu được, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Gíup con thoải mái bằng nhiều hành động âu yếm và trấn an. Khuyến khích con nghỉ ngơi nếu không khỏe. “Dụ” bé bằng những món đồ chơi ưa thích.
- Không cho trẻ tắm nước lạnh và không cho con uống aspirin.
- Mặc trang phục thoải mái, thoáng mát cho con.
Con yêu bị bệnh sẽ khiến ba mẹ lo lắng và rối trí nếu đây là lần đầu xử lý. Hãy luôn nhớ bác sĩ luôn là nguồn tin cậy để ba mẹ có thể hỏi ý kiến. Để tiện trao đổi với đầy đủ thông tin, mẹ hãy theo dõi, ghi chú những biểu hiện của bé thật kỹ để trao đổi với bác sĩ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!