Trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì? Hôi miệng xuất hiện có thể do vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc vì bé thường xuyên ăn thực phẩm có mùi, bên cạnh đó nó còn là dấu hiệu của một số vấn đề bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, dạ dày…
Có thể bạn chưa biết:
- Bệnh hôi miệng ở trẻ em có đáng lo hay không?
- 4 nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bị hôi miệng và cách khắc phục
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bệnh hôi miệng ở trẻ em có đáng lo hay không?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, xuất phát từ trong khoang miệng. Nếu điều này xảy ra ở trẻ em thì lại càng đáng lo hơn bởi vì hôi miệng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, dạ dày,… mà bé đang gặp phải.
Mẹ đã biết chưa?
Hen phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bên cạnh đó, do tuổi còn nhỏ chưa ý thức được việc bảo vệ sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh cho mình và những người xung quanh, nếu bị hôi miệng, bé sẽ mất tự tin, gặp nhiều trở ngại, rắc rối trong giao tiếp.
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Bệnh hôi miệng vẫn có thể gặp ở trẻ em và có thể gây ra nhiều hậu quả nếu không được để ý và khắc phục triệt để. Bệnh gây mùi khó chịu, khiến trẻ mất tự tin khi giao tiếp. Hôi miệng ở trẻ em gây ra do chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi, khi phân hủy tạo nên mùi khó chịu, kéo dài sẽ dẫn đến sâu răng, hư men răng.
4 nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bị hôi miệng
Ở trẻ nhỏ, bệnh hôi miệng không hiếm gặp. Nếu đang tìm hiểu trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều mẹ có cùng thắc mắc. Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này và nắm rõ cách chữa trị cho các con, mẹ hãy tiếp tục xem giải đáp bên dưới nhé!
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, các nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như hiện tượng khô miệng khiến vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh, một số loại thức ăn và thuốc sau khi phân giải sẽ giải phóng các chất ảnh hưởng đến hơi thở của trẻ. Ở trẻ em, việc vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hôi miệng, các vi khuẩn bình thường sống trong miệng sẽ tương tác với các mảnh thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng, ở đường viền nướu, trên hoặc dưới lưỡi gây ra mùi hôi.
1. Vệ sinh răng miệng kém
Nguyên nhân
Thông thường trẻ nhỏ rất lười đánh răng do chưa hiểu hết cách thức cũng như tác dụng của việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Tâm lý của các bé thường là vì ba mẹ bắt nên buộc phải làm theo. Về lâu dài, thức ăn không được chải sạch sẽ mắc kẹt trong các kẽ răng, kết hợp với các vi sinh vật gây nên hiện tượng hôi miệng.
Giải pháp
Giúp bé cảm thấy đánh răng không phải nghĩa vụ mà là niềm vui. Bên cạnh đó, kiên nhẫn dạy bé đánh răng đúng cách, giải thích cho bé hiểu vì sao nên đánh răng, không đánh răng sẽ gây ảnh hưởng như thế nào. Làm được điều này là ba mẹ đã thành công một phần trong việc dạy con rồi đó.
2. Khô miệng
Nguyên nhân
Hiện tượng khô miệng ở trẻ nhỏ đa phần đến từ những thói quen tưởng như vô hại như thở bằng miệng, ngậm tay, ngậm đồ chơi. Điều này khiến cơ thể không tiết ra đủ nước bọt để làm sạch và giữ ẩm cho khoang miệng, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình sinh sôi của vi khuẩn gây ra hiện tượng hôi miệng ở trẻ em.
Giải pháp
Không nên cấm bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi mà hãy giải quyết bằng cách cho bé uống nhiều nước. Đây được xem là biện pháp đơn giản mà hiệu quả đến không ngờ, giúp đảo ngược những nguy cơ mà khô miệng có thể gây ra.
Ngoài nước lọc, mẹ còn có thể bổ sung lượng nước cho bé bằng cách cho bé uống nước trái cây, ăn cháo, súp,… xen kẽ các bữa chính trong ngày.
3. Thường xuyên ăn những món có mùi
Nguyên nhân
Nếu mẹ đang thắc mắc trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì thì không thể không biết đến một trong những nguyên nhân trực tiếp gây hôi miệng chính là từ các bữa ăn hằng ngày. Các loại thực phẩm nặng mùi như hành, tiêu, tỏi , ớt,… chính là “thủ phạm” khiến bé bị hôi miệng.
Giải pháp
Mẹ nên tham khảo ngay thực đơn những món ngon cho bé để chủ động hơn trong việc nấu ăn. Hơn thế nữa, tìm được món yêu thích còn là cách giúp bé có hứng thú hơn với việc ăn uống, hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể từ bữa ăn hằng ngày.
Khám phá thêm:
4. Hút thuốc lá thụ động
Nguyên nhân
Nếu trong gia đình hoặc gần nơi bé ở, đi học có người thường xuyên hút thuốc thì đó chính là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở của bé có mùi hôi do quá trình phân hủy các hóa chất trong thuốc.
Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ trẻ em gặp các vấn đề sức khỏe sau đây:
- Các triệu chứng về đường thở, như ho, ho ra chất nhầy hoặc thở khò khè
- Nhiễm trùng hô hấp: viêm phế quản và viêm phổi
- Hen suyễn: có thể chỉ biểu hiện triệu chứng không thường xuyên, trẻ thở khò khè, ho hoặc có cảm giác căng tức ở ngực khi bệnh bùng phát.
- Phổi không phát triển bình thường
- Nhiễm trùng tai
- Mất thính giác (khi trẻ lớn lên)
Sau này khi đã lớn, những đứa trẻ hút thuốc lá thụ động có nhiều khả năng mắc phải:
- Hen suyễn
- Ung thư phổi
- Các loại ung thư khác
- Bệnh tim
Theo vinmec.com
Giải pháp
Dù bị hít lượng thuốc lá ít hay nhiều đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Nếu trong gia đình có người hút thuốc hãy cai ngay lập tức để đảm bảo cho bé có môi trường sống trong sạch và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hãy giúp bé tránh xa những nguồn thuốc lá thụ động khác bằng cách hạn chế đến những địa điểm “nguy hiểm” hoặc phản ánh về những trường hợp hút thuốc gần trẻ em.
4. Bệnh về răng miệng và đường hô hấp
Nguyên nhân
- Xuất hiện dị vật trong mũi như hạt đậu, mảnh đồ chơi,… gây nhiễm trùng mùi và dẫn đến hôi miệng
- Viêm amidan hoặc các hốc rãnh trong cổ họng là môi trường thuận lợi cho đồ ăn “trú ẩn”, lâu dần sẽ gây mùi khó chịu.
- Sâu răng, nha chu, viêm nướu,… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho bé bị hôi miệng.
- Viêm xoang, hen suyễn gây hôi miệng do nhiễm khuẩn trong xoang.
Giải pháp
Với những bệnh liên quan đến răng miệng và đường hô hấp, ba mẹ tuyệt đối không nên tự tìm cách tự chữa tại nhà mà hãy tìm đến bác sĩ để có được tư vấn chính xác nhất.
Kết luận
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, trong hầu hết các trường hợp hôi miệng, việc vệ sinh răng miệng là biện pháp đơn giản và ít tốn kém nhất. Đối với trẻ sơ sinh, ba mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ sau mỗi lần bú và trước khi ngủ. Đối với trẻ lớn hơn, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ cách chải răng 2 lần mỗi ngày. Đồng thời, việc khám răng miệng định kì ít nhất 1-2 lần mỗi năm cũng góp phần vào giúp răng miệng trẻ khỏe mạnh và sạch sẽ, khắc phục các bệnh về răng miệng.
Những thông tin trong bài này không chỉ giúp các bà mẹ giải đáp thắc mắc về việc trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì mà còn mang đến những kiến thức bổ ích, giải pháp phù hợp, cấp thiết khi con bị hôi miệng. Hãy cùng theAsianparent chia sẻ bài viết đến những người đang có cùng sự quan tâm giống bạn nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!