Bệnh viêm phổi ở trẻ em là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ. May mắn thay, căn bệnh này hoàn toàn có thể ngăn ngừa và điều trị được. Điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ là phải hiểu và nhận biết các cách ngăn ngừa và những dấu hiệu của viêm phổi để tránh các biến chứng có thể mang lại.
Nội dung bài viết:
- Thế nào là bệnh viêm phổi ở trẻ em?
- Nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu
- Sự lây nhiễm bệnh viêm phổi ở trẻ em
- Biến chứng của bệnh
- Khi nào nên gọi bác sĩ?
- Phương pháp điều trị
- Cách phòng ngừa viêm phổi ở trẻ
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh gì?
Bệnh viêm phổi ở trẻ em là tình trạng phổi bị nhiễm trùng, xuất hiện vi khuẩn và virus trong phổi, các túi khí trong phổi hay còn gọi là phế nang chứa đầy mủ và dịch nhầy khiến cơ thể không lấy được đủ lượng oxy cần thiết. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn.
Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ bị ho hoặc cảm cúm. Dịch nhầy tiết ra trong phổi tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn phát triển, sau vài ngày sinh sôi nảy nợ làm nhiễm khuẩn các phế nang gây viêm phổi. Có đến 99% các trường hợp tử vong vì viêm phổi là ở các nước đang phát triển, do đó việc phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Xem thêm
Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có phải là con đã mắc bệnh viêm phổi?
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách để tránh biến chứng nguy hiểm
Nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ
- Vi khuẩn, các vi sinh vật chịu trách nhiệm về viêm phổi là: liên cầu và mycoplasma (dạng nhẹ của bệnh viêm phổi)
- Virus cúm và virus hợp bào hô hấp (RSV)
- Đối với những người có hệ miễn dịch bị tổn thương, viêm phổi có thể bị gây ra bởi các sinh vật như Pneumocystis jiroveci.
Các triệu chứng nhiễm bệnh
- Khó thở
- Sốt nhẹ 38,5 C hoặc thấp hơn
- Cảm giác khó chịu
- Triệu chứng cúm hoặc cảm lạnh như như đau họng, ớn lạnh, đau đầu
- Ho khô và thường xuyên
- Thở nhanh với âm thanh khò khè
- Đau bụng
- Tức ngực
- Chóng mặt và ớn lạnh
- Nôn
- Chất nhầy lẫn máu hoặc có màu xanh lá cây khi nôn
- Bú kém (ở trẻ sơ sinh) và giảm sự thèm ăn (ở trẻ lớn hơn)
Trẻ cần nhập viện nếu:
- Phát hiện bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi
- Có khó thở
- Xuất hiện mất nước
- Luôn buồn ngủ
- Có mức độ oxy trong máu thấp
- Có thân nhiệt thấp hơn so với bình thường
Dấu hiệu của bệnh viêm phổi khác nhau tùy thuộc vào đã rơi vào giai đoạn nào của viêm phổi. Giai đoạn đầu hay giữa có thể gây khó thở; nhiễm trùng ở phần dưới có thể gây nôn mửa, buồn nôn hoặc đau bụng.
Sự lây nhiễm bệnh viêm phổi ở trẻ em
Một đứa trẻ có thể phát triển viêm phổi qua các con đường:
- Hít thở không khí viêm phổi hoặc các loại vi khuẩn nhất định
- Có bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus như cảm lạnh hoặc cúm
- Biến chứng trải qua với các bệnh khác như thủy đậu hoặc sởi
- Dịch dạ dày tràn đưa một lượng lớn thức ăn vào phổi. Điều này thường dẫn đến một cơn động kinh hoặc đột quỵ
Lưu ý: Mũi là nơi cư trú của virus hoặc vi khuẩn viêm phổi gây ra cho dù đó là người khỏe mạnh. Khi lây lan đến phổi, viêm phổi có thể phát triển. Điều này xảy ra nhanh hơn trong và sau khi chữa trị bệnh cảm lạnh hay các bệnh mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Viêm phổi có thể lây lan trên diện rộng hoặc từ người chăm sóc người bị bệnh viêm phổi (lây lan qua các bệnh viện). Lựa chọn điều trị cho cả hai là khác nhau.
Xem thêm
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không, cách điều trị để con chóng khỏi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi như thế nào để tránh biến chứng nguy hiểm cho con?
Các biến chứng
- Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ có thể gây khó thở. Trường hợp nặng của viêm phổi có thể dẫn đến không thở được. Trong trường hợp này, bệnh viện được yêu cầu cung cấp hở trợ máy thở cho bệnh nhân.
- Phổi áp xe là khi mủ đang hiện diện trong khoang phổi. Điều này được lấy ra hoặc thông qua thuốc kháng sinh; hoặc làm phẫu thuật bằng cách sử dụng một ống dài hoặc kim
- Có nhiễm khuẩn huyết, đó là khi vi khuẩn hiện diện trong máu. Vi khuẩn trong máu có thể lây lan đến phổi, và trong một số trường hợp gây suy các cơ quan khác.
- Tràn dịch màng phổi là khi chất lỏng tích tụ xung quanh phổi. Điều này phải được làm thoát nước ngay lập tức để tránh bị nhiễm trùng thêm
Khi nào thì nên gọi bác sĩ?
Một trong những dấu hiệu của bệnh viêm phổi là sốt. Cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ vào mỗi buổi sáng và buổi tối. Nếu sốt trên 38,9 độ C (ở trẻ 6 tháng tuổi trở lên) hoặc 38 độ C (trẻ nhỏ) thì nên gọi bác sĩ.
Bác sĩ sẽ lắng nghe hơi thở của trẻ như âm thanh tanh tách (một trong những dấu hiệu rõ ràng của bệnh viêm phổi).
Các xét nghiệm khác để xác nhận viêm phổi là chụp X-ray; xét nghiệm máu; thử đờm và xung oxy (để đo lường mức độ oxy trong máu).
Thử nghiệm bổ sung thường được thực hiện trên bệnh nhân lớn tuổi hoặc những người gặp tình trạng nghiêm trọng là: CT scan ngực và dịch màng phổi (điều này sẽ giúp xác định các loại nhiễm trùng).
Phương pháp điều trị và thuốc dành cho trẻ bị viêm phổi
Thuốc kháng sinh được đưa vào điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc khác theo quy định để giúp giảm bớt các triệu chứng và dấu hiệu của viêm phổi là:
- Thuốc ho để nới lỏng dịch phổi
- Anti-pyretics hoặc uống thuốc giảm sốt như ibuprofen và acetaminophen. Tránh dùng aspirin cho trẻ em vì nó có thể gây ra hội chứng Reye
Chữa trị tại nhà
Khi các dấu hiệu của bệnh viêm phổi không phải là nghiêm trọng, 1 số trẻ vẫn có thể đi học được. Tuy nhiên, vẫn nên để trẻ ở nhà nghỉ ngơi, theo dõi và điều trị hợp lý.
Dưới đây là những điều ba mẹ có thể được thực hiện tại nhà:
- Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng, bao gồm súp, nước để thanh lọc các độc tố trong cơ thể
- Sử dụng một miếng khăn ấm để trên vùng ngực nếu trẻ trải qua cơn đau ngực
- Uống thuốc theo quy định để đảm bảo rằng vi khuẩn đã hoàn toàn tận diệt.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em
Một khi đã dùng thuốc kháng sinh cho một đứa trẻ bị viêm phổi thì cơ hội lây lan bệnh là rất thấp cho mọi người ở trong nhà. Tuy nhiên, phòng bị vẫn tốt hơn cả:
- Rửa tay thường xuyên và đúng cách (theo quy tắc 20 giây)
- Tránh sử dụng chung đồ dùng với người bệnh
- Tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ bằng cách cho ngủ đủ giấc, tập thể dục đầy đủ và có một chế độ ăn uống lành mạnh.
Nguồn: theAsianparent
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!