X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Hormone FSH là gì và có vai trò như thế nào đối với nữ giới trong độ tuổi sinh sản?

Mất 7 phút để đọc
Hormone FSH là gì và có vai trò như thế nào đối với nữ giới trong độ tuổi sinh sản?Hormone FSH là gì và có vai trò như thế nào đối với nữ giới trong độ tuổi sinh sản?

Nếu xét nghiệm thấy lượng hormone FSH quá thấp thì xin chia buồn, đến 95% khả năng là bạn khó có thể mang thai. Lúc này, điều chúng ta cần làm là tìm đến bệnh viện, bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn về cơ hội mang thai vào thời điểm thích hợp. 

Nếu đang tìm hiểu hormone FSH là gì thì bạn cần biết rằng đây là một trong những nội tiết tố rất quan trọng quyết định khả năng sinh sản ở nữ giới đấy. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé:

  • Follicle stimulating hormone là gì?
  • Hormone FSH có vai trò như thế nào đối với nữ giới?
  • Giá trị bình thường của FSH là bao nhiêu?
  • Hormone FSH ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản ở nữ giới?
  • Nguyên nhân trực tiếp khiến nồng độ hormone FSH ở nữ giới không ổn định
  • Cách cải thiện FSH tự nhiên

Hormone FSH là gì?

Follicle-stimulating hormone là tên gọi đầy đủ của hormone FSH, tên tiếng Việt là hormone kích thích nang trứng. Đây là loại nội tiết tố hướng sinh dục được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên trong não. Hoocmon FSH có tác dụng gì? FSH rất cần thiết cho sự phát triển, hoàn thiện các chức năng của buồng trứng nhằm đảm bảo khả năng sinh sản ở nữ giới được hoạt động bình thường. 

hormone-fsh-la-gi

Cụ thể, khi hỏi FSH có vai trò gì thì hormone này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc kích thích sự phát triển của các nang trứng, nhằm mục đích tạo trứng trưởng thành để sẵn sàng cho quá trình rụng trứng và bài tiết estradiol – hormone sinh dục nữ.

Có thể bạn chưa biết

Tiết lộ độ tuổi có khả năng sinh sản tốt nhất ở cả 2 giới

Viêm vòi trứng là bệnh gì, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ không?

Hormone FSH có vai trò như thế nào đối với nữ giới?

Nói một cách dễ hiểu, nữ giới có thể dễ dàng nhận thấy sự hoạt động của hormone thông qua chu kỳ kinh nguyệt. Một người phụ nữ có kỳ kinh ổn định đồng nghĩa với việc chỉ số FSH không có gì đáng lo. 

Ngược lại, những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường có nồng độ FSH thấp, gây ra tình trạng không rụng trứng và dẫn đến vô sinh – biểu hiện dễ thấy nhất là chu kỳ kinh nguyệt bất thường, thậm chí là không có kinh. 

Nguyên nhân dẫn đến buồng trứng đa nang?

Tình trạng PCOS có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm kháng insulin, tăng mức độ hormone gọi là androgen và chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Một số nguyên nhân khác có liên quan là:

  • Di truyền: Nếu có mẹ hoặc chị (em) gái mắc hội chứng này khả năng bạn cũng bị sẽ cao hơn người bình thường.
  • Chế độ ăn uống: Nếu ăn nhiều tinh bột cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

PCOS ảnh hưởng đến tất cả các khu vực của cơ thể, không chỉ hệ thống sinh sản. Một số ảnh hưởng là:

  • Kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.
  • Tăng khả năng tăng sinh nội mạc tử cung, làm niêm mạc tử cung trở nên quá dày, có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung.

Giá trị bình thường của FSH là bao nhiêu?

Để biết được chỉ số FSH bạn cần làm xét nghiệm trên mẫu huyết thanh. Cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không ăn trước khi đi lấy máu
  • Dừng toàn bộ các loại thuốc trước khi làm xét nghiệm ít nhất 48 tiếng đồng hồ. 

Chính vì vậy, để có hướng dẫn cụ thể và kết quả chính xác đừng quên liên hệ với bác sĩ của bạn trước khi tiến hành xét nghiệm. 

Nếu đang tìm hiểu hormone FSH là gì, bạn cần biết rằng không có một mẫu số chung cho các chỉ số FSH, người ta dựa vào 4 giai đoạn sau để kết luận giá trị được cho là bình thường của loại nội tiết tố này.

  • Giai đoạn tạo thể nang: 3.5 – 12.5 mU/mL.
  • Đỉnh rụng trứng: 4.7 – 21.5 mU/mL.
  • Tạo hoàng thể: 1.7 – 7.7 mU/mL.
  • Tuổi mãn kinh: 25.8 – 134.8 mU/mL.

Hormone FSH ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản ở nữ giới?

Nếu xét nghiệm thấy lượng hormone FSH quá thấp thì xin chia buồn, đến 95% khả năng là bạn khó có thể mang thai. Lúc này, điều chúng ta cần làm là tìm đến bệnh viện, bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn về cơ hội mang thai vào thời điểm thích hợp. 

Thông thường, với trường hợp này bác sĩ có thể can thiệp như sau:

  • Sử dụng một dạng hormone FSH để kích thích buồng trứng sản xuất noãn bào cho việc thụ tinh nhân tạo trong tử cung
  • Thụ tinh trong ống nghiệm

Các hormone FSH sẽ được đưa vào cơ thể dưới dạng thuốc tiêm, bạn có thể tìm hiểu thêm về Gonal-f, Follistim và Bravelle để rõ hơn về công dụng của chúng. 

Đừng quá áp lực là lo lắng khi phải dùng đến các biện pháp để kích thích rụng trứng. Nếu bạn vui vẻ, thoải mái thì theAsianparent tin chắc rằng việc điều trị sẽ sớm có kết quả, ngày được làm mẹ sẽ không còn xa. 

hormone-fsh-la-gi

Nguyên nhân trực tiếp khiến nồng độ hormone FSH ở nữ giới không ổn định

  • Dậy thì quá sớm hoặc quá muộn
  • Thường xuyên sử dụng những loại thuốc như: estrogen, thuốc tránh thai, progesteron,…
  • Tăng hormone tuyến yên, tăng sản tuyến thượng thận
  • Cắt tử cung, suy giảm chức năng cơ quan sinh dục

Có thể bạn chưa biết

Phụ nữ mắc sùi mào gà liệu có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Nữ bị quai bị có vô sinh không? Nếu đang mang thai thì có ảnh hưởng gì không?

Cách cải thiện FSH tự nhiên

Nếu đã biết hormone FSH là gì và tầm quan trọng của chúng thì tại sao chúng ta không học cách cải thiện chúng mỗi ngày để tăng khả năng được làm mẹ mà không cần can thiệp y học. 

  • Bổ sung thực phẩm chứa các axit béo thiết yếu như omega 3 (cá hồi, cá thu,…), omega 6 (quả bơ, dầu hướng dương, các loại hạt,…)
  • Tăng cường những loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, cải bó xôi, rong biển,… để duy trì hệ nội tiết khỏe mạnh
  • Bổ sung nhân sâm vào chế độ dinh dưỡng để điều hòa lượng hormone FSH, liều lượng được khuyên dùng là không quá 500mg mỗi ngày
  • Kích thích cơ thể sản xuất FSH bằng cách mát xa vùng bụng dưới với chuyển động tròn trong khoảng 10 đến 15 phút
  • Duy trì cân nặng phù hợp để giữ mức FSH bình thường. Đo chỉ số cân nặng “chuẩn” bằng công thức tính chỉ số BMI và cố gắng duy trì mức 18.5 đến 25 để luôn khỏe mạnh. 
  • Tìm niềm vui mới trong cuộc sống như nuôi thú cưng, chơi thể thao, học vẽ, chơi nhạc cụ,… để giảm stress bởi vì khi căng thẳng, mệt mỏi cơ thể sẽ liên tục giải phóng cortisol – vốn có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng FSH do cơ thể sản xuất.

Hormone FSH là gì và có vai trò như thế nào đối với nữ giới trong độ tuổi sinh sản?

Kết luận

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích khi tìm hiểu hormone FSH là gì. Đừng quên theo dõi theAsianparent để cập nhật nhanh chóng, liên tục những điều bổ ích khác về sức khỏe sinh sản nhé! Nếu thấy bài viết có ích hãy giúp chúng tôi chia sẻ đến bạn bè của bạn nhé!

Xem thêm: 

  • Vô sinh nguyên phát là gì và có thể chữa được không?
  • Bí kíp vàng cho vợ chồng khó thụ thai sớm có tin vui
  • 5 hoạt động không ngờ hằng ngày vô tình làm bạn khó có thai

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

ddc-calendar
Chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé bằng cách thêm ngày dự sinh của bạn.
HOẶC
Tính ngày dự sinh của bạn
img
Bài viết của

Đỗ Vy

  • Home
  • /
  • Chuẩn bị mang thai
  • /
  • Hormone FSH là gì và có vai trò như thế nào đối với nữ giới trong độ tuổi sinh sản?
Chia sẻ:
  • Mẹ có biết 7 hormone thai kỳ quan trọng giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh

    Mẹ có biết 7 hormone thai kỳ quan trọng giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh

  • Hoóc môn Oxytocin – Hoóc môn yêu thương mẹ bầu đã biết cách nuôi dưỡng?

    Hoóc môn Oxytocin – Hoóc môn yêu thương mẹ bầu đã biết cách nuôi dưỡng?

app info
get app banner
  • Mẹ có biết 7 hormone thai kỳ quan trọng giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh

    Mẹ có biết 7 hormone thai kỳ quan trọng giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh

  • Hoóc môn Oxytocin – Hoóc môn yêu thương mẹ bầu đã biết cách nuôi dưỡng?

    Hoóc môn Oxytocin – Hoóc môn yêu thương mẹ bầu đã biết cách nuôi dưỡng?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục mang thai dành cho bạn