X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Giáo dục sớm cho trẻ - Liệu có nên chăng? Chia sẻ kinh nghiệm từ mẹ Ngân JP

Mất 11 phút để đọc
Giáo dục sớm cho trẻ - Liệu có nên chăng? Chia sẻ kinh nghiệm từ mẹ Ngân JPGiáo dục sớm cho trẻ - Liệu có nên chăng? Chia sẻ kinh nghiệm từ mẹ Ngân JP

Từ trước giờ có rất nhiều bài phản biện xung quanh vấn đề giáo dục sớm hay không. Mình văn không hay chữ không tốt nên cũng không dám chém gió gì nhiều. Nhân tiện có bài của tiến sỹ Hương, mình cũng xin phép chia sẻ góc nhìn của mình. Có những ý kiến của tiến sỹ, mình rất đồng tình, tuy nhiên có những quan điểm mình không đồng tình cho lắm. Tuy nhiên, mỗi người một quan điểm khác nhau, nên khó có thể nói ai đúng ai sai, chỉ là phù hợp với gia đình nào mà thôi.

Giáo dục sớm nên hiểu là gì, có nên áp dụng giáo dục sớm cho trẻ là những câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu. Để hiểu đúng về giáo dục sớm và những thông tin xoay quanh phương pháp giáo dục này, mời các mẹ cùng đọc thêm những nội dung chia sẻ của mẹ Ngân JP – một bà mẹ nổi tiếng và được nhiều bà mẹ theo dõi học hỏi cách nuôi và dạy con:

  • Giáo dục sớm là phương pháp gì?
  • Giáo dục sớm không phải là tiểu học hóa sớm
  • Có nên cho trẻ học tiếng Anh từ bé hay không?
  • Tư duy người làm cha mẹ thay đổi thế nào khi áp dụng giáo dục sớm?

Giáo dục sớm là gì?

Giáo dục sớm cho trẻ là phương pháp giáo dục được thực hiện ngay từ khi trẻ còn nhỏ, trong giai đoạn từ 0-6 tuổi để bé có sự phát triển vượt trội về thể chất và trí tuệ. Đây là thời gian não bé phát triển nhanh nhất và tiếp thu 1 cách tốt nhất. Mặt khác đặc điểm chung của trẻ trong giai đoạn này là luôn tò mò, yêu thích khám phá mọi thứ xung quanh, là thời điểm thích hợp để khai phá hết tiềm năng của trẻ.

Bạn có thể chưa biết:

6 nguyên tắc truyền cảm hứng từ phương pháp giáo dục sớm Waldorf (Đức) mà bố mẹ nên áp dụng

    Dạy trẻ thông minh sớm bằng những phương pháp giáo dục mới nhất hiện nay

Giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi giúp trẻ có thể phát huy được những tố chất tích cực, hình thành nên nhân cách tốt, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện sau này của bé. Mục tiêu hướng đến của giáo dục sớm là làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, hình thành cho trẻ tư duy độc lập, phong phú về mọi mặt.

Hiểu như vậy nhưng liệu mẹ đã biết giáo dục sớm cụ thể nên được thực hiện thế nào, áp dụng ra sao để không đánh đồng giáo dục sớm với tiểu học hóa sớm chưa? Hãy nghe mẹ Ngân JP chia sẻ về điều này nhé!

Giáo dục sớm không phải là tiểu học hóa sớm

Tôn trọng sở thích và khả năng của trẻ

Chắc hẳn rất nhiều mẹ cùng thời với mình, khi mới bắt đầu chập chững vào con đường giáo dục sớm, đều gắn liền với phương pháp GLENN DOMAN – vô cùng ngưỡng mộ và luôn trăn trở, áy náy tại sao con mình không thích thẻ, trong khi con người ta lại thích thế, yêu thế, đọc giỏi thế. Tạo hóa sinh ra mỗi con người là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai. Và “Không nên đánh giá con cá qua khả năng leo cây”. Biết thế, nên mình không cố dạy chữ trước tuổi nữa, mà thay vào đó, quan sát con, nhìn con thích gì, muốn gì và dạy con theo hứng thú của con.

giáo dục sớm

Mẹ Ngân JP

Mình rất thích câu nói của chị Phan Hồ Điệp là “Giáo dục sớm” chứ không phải “Tiểu học hóa”, nên bản thân mình không quá coi trọng việc biết đọc biết viết sớm trước độ tuổi, vì đến cấp 1 rồi các bạn cũng sẽ được học hết, nên mình cũng luôn muốn giữ cho các bạn bé niềm yêu thích khi đến trường.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà mình thấy việc dạy chữ sớm cho con là không tốt. Bạn bè của con mình có rất nhiều bạn biết đọc lúc mới chỉ hơn 2 tuổi, và mình rất ngưỡng mộ nhưng không vì thế mà so sánh hay bắt ép con học theo. Mỗi trẻ một khác, đơn giản là bạn đó có hứng thú với con chữ hơn mà thôi, còn hứng thú của con mình là ở chỗ khác. Và những bà mẹ thành công với Glenn, ngoài nỗ lực còn rất biết cách để tạo hứng thú cho con phát huy khả năng của mình.

Giáo dục sớm không phải là chỉ biết đọc biết viết

Có nên giáo dục sớm cho trẻ? Giáo dục sớm bao phủ toàn bộ tất cả các khía cạnh giúp trẻ phát triển nhận thức cũng giống như việc học toán không chỉ là học 1,2,3 hay cộng trừ nhân chia là hết. Những bà mẹ giáo dục sớm mình biết, họ thành công với Glenn Doman, con cái họ biết đọc rất sớm, nhưng chưa trường hợp nào mình biết mà lại chỉ chăm chăm dạy con mỗi con chữ.

Họ biết rất rõ việc phải liên hệ với thực tế như thế nào, cho con tham gia các hoạt động ngoài trời tốt ra sao. Các bà mẹ mình biết hầu như không quá chú trọng/cuồng một phương pháp nào quá mà chỉ nương theo con, “lên giáo trình/ chương trình” phù hợp với con, và dạy theo hứng thú của con.

giao-duc-som

Giáo dục sớm với họ không chỉ gói gọn trong con chữ, đó chỉ là một phần rất nhỏ, còn kỹ năng, còn giác quan, còn địa lý, còn khoa học, art… Và các mẹ đó đều biết giáo dục không chỉ trong giai đoạn vàng mà là cả một quá trình đến khi con trưởng thành. Thực tế, đúng là có một số người chỉ chăm chăm và áp lực việc con học đọc viết trước tuổi, muốn con làm thần đồng. Nhưng khi mẹ yêu con đủ, hiểu con đủ, các áp lực đó qua đi, nhường chỗ cho “Niềm vui”. Phần đông các mẹ giáo dục sớm mình biết, đều lấy “vui” làm kim chỉ nam khi dạy cho con, chứ không phải là “ép”.

Có nên cho trẻ học tiếng Anh từ bé hay không?

Vấn đề này vẫn còn nhiều tranh cãi. Kiến thức của mình còn bé nhỏ giữa biển kiến thức mênh mông. Tuy nhiên, mình có niềm tin khi dạy con song ngữ từ bé. Mình muốn con mình có thể sử dụng ngoại ngữ từ sớm, để tối ưu hóa ngôn ngữ nhằm mở rộng kiến thức của con.

Lứa tuổi nào cũng có thể học ngoại ngữ, và nếu chăm chỉ đều có thể học tốt ngoại ngữ. Nhưng nếu được tiếp xúc dần dần và một cách tự nhiên, việc học của bạn ấy sẽ trở nên thực sự nhẹ nhàng, và dần dần các bạn sẽ làm chủ được ngoại ngữ thành ngôn ngữ của mình.

Giáo dục sớm cho trẻ - Liệu có nên chăng? Chia sẻ kinh nghiệm từ mẹ Ngân JP

Ở nhà, có khi con mình bảo :”Con không thích mẹ nói tiếng Anh đâu, mẹ nói tiếng Việt đi”. Ok, mẹ nói tiếng Việt. Một lúc bạn ấy lại bảo “Con thích tiếng Anh cơ, mẹ nói tiếng Anh đi. English, please”. Ok. Mẹ nói tiếng Anh. Quan trọng không phải là kiến thức, quan trọng là bạn ấy thích, bạn ấy có hứng thú với việc học.

Chung quy lại, học hay không, tất cả đều là từ “Vui”. Nếu vui thì không có gì là cướp mất tuổi thơ của con, và ép buộc con cả. Con vẫn học tiếng anh, vẫn đi dã ngoại, vẫn xem flashcard, vẫn cân bằng cuộc sống, có sao đâu?

Giáo dục sớm thay đổi tư duy của người làm cha mẹ thế nào?

Hiểu biết hơn

Việc tìm hiểu về giáo dục sớm đã giúp mình mở mang kiến thức hơn rất nhiều. Ví dụ như trước kia, 27 năm trên đời mình đâu có biết đến hệ mặt trời hay các danh họa nổi tiếng trên thế giới. Nhưng bây giờ, để dạy con được thì mình cũng phải tự mày mò tìm hiểu, và luôn khao khát kiến thức như một đứa trẻ.

Nuôi và dạy con khiến mình tự dưng cũng luôn nhìn mọi thứ dưới góc nhìn của con trẻ, và thấy kiến thức mênh mông vô bờ bến đến nhường nào.

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ trước khi vào lớp 1 có cần học mẫu giáo hay không?

    Bí quyết dạy con 4 tuổi để bé có tư duy thông minh và tự lập từ sớm

Hiểu con hơn

Mỗi người mẹ đều yêu con theo một cách khác nhau. Mẹ giáo dục sớm hay không thì đều yêu con vô bờ bến. Tuy nhiên, giáo dục sớm giúp mình hiểu ra rằng: thương con không phải là cho roi cho vọt.

GDS giúp mình biết tính khí của con từng giai đoạn như thế nào, và làm thế nào để thích nghi, hiểu con và đáp ứng đúng nhu cầu của con. GDS giúp mình và con có những thời gian vô cùng chất lượng, chơi với nhau, vui cùng nhau, yêu nhau và hiểu nhau nhiều.

Trải nghiệm nhiều hơn

Trước khi có con và nghiên cứu GDS, mình đã thích đi du lịch, nhưng chỉ thích kiểu nghỉ dưỡng thôi. Có con và nghiên cứu GDS rồi, mình thèm đi du lịch nhiều hơn, và hay đổi hoàn toàn cách đi. Bây giờ, mục tiêu chính là trải nghiệm, nên mình như được sống cuộc sống thú vị hơn rất nhiều. Trải nghiệm cùng con giúp mình yêu đất nước con người Việt Nam biết bao nhiêu, giúp mình vỡ ra: đi không chỉ để nhìn, mà là để sống, và để hiểu, để yêu.

Nhẫn nhịn tốt hơn

GDS đã giúp mình thay đổi tính cách khá nhiều. Từ một người khá nóng tính (Bây giờ vẫn nóng), mình đã học được cách nhẫn nhịn với con, để lắng nghe con, và từ đó, nhẫn nhịn, bao dung và lắng nghe mọi người. Thực sự GDS làm nhân cách mình tốt hơn rất nhiều.

chơi cùng con

Sáng tạo hơn nhờ giáo dục sớm

Nghiên cứu GDS, mình mới thấy các bà mẹ ở VN và trên khắp thế giới sao họ sáng tạo thế. Họ có thể nghĩ ra hàng ngàn trò thú vị từ những vật dụng rất quen thuộc. Học rồi làm theo cho con, dường như mình cũng nhìn mọi sự vật với một ánh mắt khác.

Mình có thể nhìn chiếc lá, ra con chim hoặc trái tim, có thể nhìn lõi giấy vệ sinh thành đoàn tàu, con cú… Không chỉ trong mỗi lúc chơi với con mà trong tất cả hoạt động hàng ngày. Không thể phủ nhận GDS đã giúp mình sáng tạo hơn rất nhiều.

Vui, yêu đời hơn

Cộng hưởng của hiểu biết, sáng tạo, trải nghiệm, nhẫn nhịn… là niềm vui. Mỗi phút giây chơi cùng con là mỗi phút giây mình thấy hạnh phúc, vui vô cùng. Khi dần bỏ qua được những nỗi bực dọc không đáng có, cùng nhìn đời với ánh mắt của trẻ thơ, cuộc sống này thật hạnh phúc và đẹp đẽ biết bao.

Mình vẫn luôn nói: “Làm mẹ là trải nghiệm thú vị nhất trên đời”. Đặc biệt khi làm mẹ mà còn luôn được chơi vui vẻ cùng nhau, hiểu nhau, chia sẻ với nhau như những người bạn thì không gì có thể tuyệt vời hơn.

Câu chuyện từ đối tác
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Có những người bạn đồng hành tốt bụng cùng quan tâm tới cách giáo dục sớm cho con

Mình thấy vô cùng trân trọng khi giáo dục sớm đã mang lại cho mình những người bạn rất tốt, dù chỉ biết nhau qua FB thôi nhưng luôn có cảm giác vô cùng đồng cảm với nhau và dễ dàng nói chuyện, chia sẻ quan điểm với nhau.

Đặc biệt, nhờ GDS mà mình đã có một nhóm bạn đồng hành cho con mình, cùng xách nhau đi khắp mọi nơi, cùng chia sẻ đủ chuyện buồn vui, cùng chia sẻ kiến thức, cùng truyền cảm hứng tốt đẹp cho nhau, cùng nhau duy trì nguồn năng lượng tích cực.

giao-duc-som

Và 1001 lợi ích khác. GDS đã mang lại cho mình quá nhiều thứ.

Nên các mẹ ơi, hãy cứ GDS đi, đừng lăn tăn nhiều làm gì. Cuộc sống luôn là một chuỗi những phản biện, nên hãy cứ nhìn vào điểm tốt đẹp thôi, mà lựa chọn, mà cân nhắc, rồi phân tích bằng trái tim của mình. Đừng để chữ “Giáo dục sớm” thành gánh nặng, mà hãy xem “Giáo dục sớm” như bạn đồng hành của mình, là niềm vui, niềm hứng thú.

Hãy luôn xem “Giáo dục sớm” như là phương tiện để bạn Chơi cùng con, vui cùng con mà thôi. Bạn sẽ thấy nó tuyệt vời đến nhường nào.

Xem thêm 

  • Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ từ sớm, giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và hình thành thói quen tốt
  • 6 nguyên tắc truyền cảm hứng từ phương pháp giáo dục sớm Waldorf (Đức) mà bố mẹ nên áp dụng
  • Homeschooling – Khi cha mẹ không hài lòng với nền giáo dục truyền thống

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Mầm non 3-5 tuổi
  • /
  • Giáo dục sớm cho trẻ - Liệu có nên chăng? Chia sẻ kinh nghiệm từ mẹ Ngân JP
Chia sẻ:
  • Muốn trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ phải dừng ngay 10 việc này

    Muốn trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ phải dừng ngay 10 việc này

  • Một ngày ở trường mẫu giáo “kỷ luật thép” của Nhật Bản

    Một ngày ở trường mẫu giáo “kỷ luật thép” của Nhật Bản

app info
get app banner
  • Muốn trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ phải dừng ngay 10 việc này

    Muốn trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ phải dừng ngay 10 việc này

  • Một ngày ở trường mẫu giáo “kỷ luật thép” của Nhật Bản

    Một ngày ở trường mẫu giáo “kỷ luật thép” của Nhật Bản

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục chăm sóc trẻ nhỏ và sức khỏe dành cho bạn