Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ – Thói quen vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp trẻ tự chủ động bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây bệnh, và rèn luyện thói quen.
Có nhiều phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để nhận thức được và luôn cần có sự bảo bọc của người lớn, điều đó hoàn toàn sai lầm. Hay có những phụ huynh lại phụ thuộc và mong chờ cũng như giao trách nhiệm giáo dục này cho nhà trường, mà không tham gia vào quá trình tào thói quen này cho con, cũng là một sự thờ ơ không có trách nhiệm trong việc tạo thói quen cơ bản cho con.
Thói quen vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp trẻ tự chủ động bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây bệnh, đồng thời rèn luyện những đức tính tốt của trẻ từ nhỏ.
Giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ ngay từ khi chúng có thể hiểu biết giúp chúng hình thành những thói quen cá nhân tốt cho sức khỏe đồng thời còn giúp chúng phát triển nhân cách lành mạnh.
Việc uốn nắn trẻ ngay từ khi còn bé sẽ dễ dàng giúp các bé đi vào khuôn khổ ngay từ đầu vì khi trẻ càng lớn những thói quen xấu đã được hình thành cũng khó bỏ hơn rất nhiều.
1. Giáo dục thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ
Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ từ sớm để tạo thói quen sống khỏe
Thực hành vệ sinh răng miệng tốt nên là một phần của thói quen hàng ngày của mọi đứa trẻ. Phụ huynh nên bắt đầu tạo thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng của con từ lúc trẻ có chiếc răng đầu tiên của chúng. Bằng cách làm sạch răng và nướu răng của trẻ, bạn có thể giúp ngăn chặn một loạt các vấn đề răng miệng, bao gồm hơi thở hôi, sâu răng và bệnh tim cho trẻ về sau.
Một khi con đủ lớn để tự làm một mình, phụ huynh sẽ đóngv ai trò giám sát cách con tự thực hành vệ sinh răng miệng. Bạn nên làm cho trẻ đánh răng ít nhất 2 phút, hai lần mỗi ngày. Ngoài ra, khuyến khích con của bạn làm sạch răng sau mỗi bữa ăn bằng cách uống nước, súc miệng nước muối loãng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và tránh sâu răng.
Đồng thời, bạn phải chắc chắn rằng con sẽ không ăn đồ ăn vặt có nhiều đường thường xuyên gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
2. Dạy trẻ cắt móng tay móng chân thường xuyên
Tạo thói quen chăm sóc móng tay cho trẻ còn sớm là một điều cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ. Bởi móng tay là nơi sản sinh rất nhiều vi khuẩn có hại do bàn tay cầm nắm nhiều thứ, và rất nhiều khi trẻ đưa tay lên miệng hay cầm nắm thức ăn. Những vi khuẩn này dễ ảnh hưởng tới mắt, mũi và miệng của trẻ khi chúng hoạt động khiến trẻ dễ mắc bệnh.
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên đảm bảo rằng móng tay được cắt bớt mỗi tuần. Giữ móng tay ngắn là một cách tốt để giảm số lượng vi trùng hiện diện dưới móng tay. Khi con bạn đã đủ lớn hãy dạy chúng cách tự cắt móng tay với các quy tắc cơ bản như móng tay nên được cắt sau khi tắm hoặc sau khi đã rửa tay, móng tay nên được cắt thẳng tránh tình trạng mọc ngược móng, hãy dũa móng tay sau khi cắt để tránh móc quá sắc, và không nên cắt lớp biểu bì móng tay để bảo vệ gốc móng tay. Hơn nữa bạn có thể đầu tư một chiếc bàn chải tốt và dạy con bạn chà sạch sẽ móng tay trước khi đi ngủ.
Nếu con bạn có thói quen cắn móng tay hay ngăn cản chúng ngay lập tức. Cắn móng tay có thể truyền nhiều vi khuẩn gây hại cho miệng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
3. Dạy trẻ rửa tay thường xuyên
Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ từ sớm để tạo thói quen sống khỏe
Rửa tay là một thói quen không thể thiếu mà cha mẹ nên dạy con cái thật kỹ lưỡng. Rửa tay là một thói quen đơn giản chỉ mất một vài giây nhưng thói quen này có thể giúp cho bé luôn sạch sẽ và khỏe mạnh, tránh các bệnh ngoài da và nhiễm trùng khác.
Cha mẹ nên giúp con hình thành thói quen rửa sạch tay chân kỹ lưỡng trước khi ăn uống, lên giường đi ngủ hay vừa nghịch ngợm bụi bẩn, ho hoặc hắt hơi, tiếp xúc với người bệnh…Khi rửa tay xong hãy lau khô bằng khăn sạch mà không được lau chùi vào quần áo.
Dạy trẻ luôn ghi nhớ việc rửa tay:
- Trước khi cầm đồ ăn vặt và trước các bữa ăn
- Trước và sau khi chế biến thức ăn
- Và trước khi chạm vào em bé sơ sinh hoặc em bé mới tập đi
- Sau khi chơi ở ngoài vườn
- Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
- Và sau khi chơi cùng động vật nuôi
- Sau khi vứt rác
- Sau khi đổi và dọn chuồng của động vật nuôi.
- Và sau khi lấy hỉ mũi và hắt hơi
Nếu bạn không thể chắc chắn xà phòng trong nhà có thể diệt trùng và sát khuẩn, thì bạn chỉ cần đảm bảo rằng trẻ rửa tay với xà phòng thường và nước sạch là được. Hãy dạy trẻ cách thoa kỹ, chà và rửa tay trong 15 giây hoặc lâu hơn thế. Sau đó, trẻ cần phải dùng 1 chiếc khăn sạch để lau khô tay.
4. Tắm và gội đầu đều đặn
Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ từ sớm để tạo thói quen sống khỏe
Hầu hết trẻ em ban đầu thường ghét việc chải và gội đầu khi trẻ mới chập chững đi. Việc chải tóc cẩn thận hàng ngày sẽ giúp loại bỏ những tế bào da chết (gàu), tóc rụng và cũng sẽ hỗ trợ tóc chắc khoẻ, tránh bị khô xơ.
Điều quan trọng là trẻ cần tạo thói quen chải tóc mỗi ngày và gội đầu ít nhất 1 tuần 1 lần. Bạn nên chọn loại dầu gội dành cho trẻ em vì các sản phẩm này có chứa detangling giúp dưỡng tóc mềm mượt và dễ sử dụng lại không gây kích ứng. Đối với những trẻ dễ ra nhiều mồ hôi thì nên gội đầu vài lần mỗi tuần.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!