Khi chỉ số nước ối thấp, mẹ bầu thường nhận được lời khuyên từ bác sĩ là cần tăng cường uống nhiều nước như nước lọc hoặc các loại nước hoa quả như nước dừa, nước mía, … Vậy còn đối với mẹ bị dư ối thì sao? Liệu mẹ bị dư ối có nên uống nhiều nước hay phải giảm bớt đi?
Dư ối là gì?
Nước ối là chất dịch lỏng rất giàu dinh dưỡng bao bọc xung quanh thai nhi khi thai nằm trong tử cung của người mẹ giữ vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi.
Nước ối được cho là bình thường khi đạt 250 – 600 ml lúc thai nhi từ 16 – 32 tuần tuổi. Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và đến khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ nước ối sẽ lên 800ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi sẽ đạt mức cao nhất 1000ml. Sau đó, nó sẽ giảm dần còn khoảng 600 – 800ml vào khoảng thời gian trước khi sinh.
Tuy nhiên khi một số bất thường trong cơ thể xảy ra sẽ khiến cho mực nước ối nhiều hơn mức bình thường này gấp hai hay ba lần và làm cho mẹ bầu rơi vào tình trạng dư nước ối.
Dưới đây là bảng chỉ số nước ối giúp mẹ bầu hiểu rõ thông tin khi đi khám thai và biết được mức độ nước ối của mình đang ở tình trạng nào:
|
Mức độ |
AFI (cm) |
Lưu ý |
Bình thường |
6-18 |
Sức khỏe của mẹ và bé đều tốt. |
Dư ối |
12-25 |
Dư ối ở mức độ này không bị xem là nguy hiểm. Tuy nhiên mẹ bầu cần được theo dõi chặt chẽ. |
Đa ối |
>25 |
Tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. |
Thiếu ối |
<=5 |
Nguy hiểm. Gây nhiều biến chứng khó lường. |
Vô ối |
3 |
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn sức khỏe của thai nhi. |
Những dấu hiệu nào cho thấy mẹ bầu bị dư ối?
Hiện tượng dư ối thường xuất hiện ở tuần thứ 30 của thai kỳ. Một số mẹ bầu cũng có thể gặp phải hiện tượng này ở các tuần thai sớm hơn.
Dư ối thường được nhận biết thông qua quá trình siêu âm. Tuy nhiên một số biểu hiện quan sát bằng mắt thường dưới đây sẽ cho mẹ thấy về tình trạng dư ối như:
- Bụng mẹ bầu to hơn so với tuổi thai, khó nghe được nhịp tim thai.
- Đo vòng bụng để xác định mẹ bầu có đang bị dư nước ối hay không. Số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn 100 cm, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, việc hô hấp cũng khó khăn hơn.
- Tĩnh mạch bị giãn có thể dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.
Mẹ bầu dư ối có nên uống nhiều nước?
Khi chỉ số nước ối thấp, mẹ bầu thường nhận được lời khuyên từ bác sĩ là cần tăng cường uống nhiều nước như nước lọc hoặc các loại nước hoa quả như nước dừa, nước mía, … Vậy còn đối với mẹ bị dư ối thì sao? Liệu mẹ có nên uống nhiều nước hay phải giảm bớt đi?
Nước ối là chất lỏng được chuyển từ hệ tuần hoàn của cơ thể mẹ vào trong túi ối. Việc ăn uống quá nhiều chất lỏng có thể khiến tình trạng dư nước ối trở nên nghiêm trọng.
Trên thực tế, nếu mẹ uống nhiều nước quá cũng không tốt. Các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ chỉ nên uống một lượng nước vừa đủ theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể là từ 1-1,5 lít mỗi ngày hoặc không quá 2 lít.
Đồng thời mẹ cần hạn chế ăn mặn (vì muối khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn) cũng như giảm ăn các món có nước như súp, canh và các loại hoa quả mọng nước.
Bí quyết nào cho mẹ bầu dư ối an toàn đến ngày vượt cạn
Với các mẹ dư ối nhẹ (dưới 25 cm) thì hầu như không có gì đáng phải lo ngại ngoài việc mẹ cần đi khám thai thường xuyên hơn. Mẹ có thể uống thêm nước râu ngô hoặc các loại nước uống lợi tiểu. Ngoài ra bác sĩ sẽ kê cho mẹ một số loại thuốc để cải thiện tình hình.
Nếu mẹ dư ối ở ngưỡng trên 25 cm thì đây là tình trạng khá nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Các biến chứng mẹ sẽ gặp phải với tình trạng đa ối là sinh non, vỡ ối sớm hoặc nguy cơ băng huyết sau sinh, …
Chính vì vậy, mẹ bầu bị đa ối cần được theo dõi chặt chẽ và có hướng điều trị kịp thời (tiến hành thủ thuật chọc ối để rút bớt nước ối ra trong trường hợp cần thiết), giúp người mẹ có thể mang thai an toàn cho đến ngày dự sinh.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!