Việc phân biệt nước ối và nước tiểu là vô cùng quan trọng, mẹ nên dựa vào màu sắc, mùi và lượng dịch tiết ra để biết đâu là dấu hiệu rỉ ối. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Các loại dịch âm đạo vào thời kỳ cuối thai kỳ
- Nước ối là gì?
- Nguyên nhân rò rỉ nước ối
- Cách phân biệt nước ối và nước tiểu
- Đề phòng và xử lí khi bị rò rỉ ối
- Làm gì khi bị rò nước ối?
Các loại dịch âm đạo vào thời kỳ cuối thai kỳ
Trong giai đoạn này, vị trí âm đạo của mẹ sẽ tiết nhiều loại dịch nên mẹ cần phân biệt rõ như sau:
- Nước ối: là chất lỏng không màu, không mùi hoặc có mùi hơi ngọt. Nó còn có thể chứa một ít vết máu lốm đốm hoặc nước nhầy màu trắng.
- Nước tiểu: thường có màu vàng hoặc đậm hơn. Dung dịch có mùi amoniac đặc trưng.
- Chất dịch cổ tử cung: Nó có màu trắng hoặc vàng, thường đặc và dính hơn so với nước tiểu và nước ối. Dịch này có thể có mùi nhưng không giống với mùi nước tiểu.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, dịch âm đạo sẽ có những đặc điểm này:
- Màu trắng đục, vàng hay xanh
- Có thể có mùi tanh.
- Dịch âm đạo khi chảy ra cũng có thể thấm ướt quần lót.
Mẹ bầu khi thấy có dịch chảy ra từ âm đạo, thì chưa chắc đó là rò nước ối mà có thể là sự xuất hiện của dịch âm đạo. Dịch âm đạo có tác dụng làm sạch, dưỡng ẩm âm đạo và chống nhiễm trùng.
Đừng bỏ lỡ:
Nước ối là gì?
Nước ối là môi trường dưỡng chất ở thể lỏng. Nó được tạo ra từ nhau thai, màng ối và hệ tuần hoàn của người mẹ trong ba tháng đầu của thai kỳ. Đây là một khối chất lỏng không màu bao quanh bé trong tử cung của mẹ.
Nó như một chiếc đệm nước êm ái dành cho bé. Màng ối bảo vệ thai tránh sự xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài. Thêm vào đó, nước ối giúp cho các cơ quan nội tạng như phổi và thận của bé phát triển hoàn chỉnh.
Ở tam cá nguyệt đầu tiên, bé sẽ nuốt nước ối, lọc qua thận của mình và bài tiết như nước tiểu. Bào thai cũng đào thải ra ngoài một số chất dịch từ phổi.
Bất kỳ chất lỏng dư thừa sẽ được hấp thụ thông qua các túi ối hoặc dây rốn, duy trì một sự cân bằng lý tưởng của chất lỏng cho bé phát triển.
Nguyên nhân rò rỉ nước ối
Rò rỉ nước ối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó chủ yếu là do viêm nhiễm phụ khoa gây ra. Khi mang thai, cổ tử cung được “nút” lại, để ngăn không cho vi trùng xâm nhập ngược lên làm hỏng màng ối.
Ngoài nguyên nhân do viêm nhiễm phần phụ, thì hở eo cổ tử cung, bánh rau bám ở vị trí không tốt cũng có thể dẫn đến vỡ ối sớm. Ngoài ra, trước thời kỳ mang thai nếu hút thai, phá thai nhiều dẫn đến viêm nhiễm phần phụ…cũng có thể làm hở cổ tử cung, dễ gây vỡ màng ố.
Tuy nhiên, nếu vùng kín của chị em bị viêm nhiễm trước hoặc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm màng ối. Nếu không được điều trị, màng ối sẽ càng mỏng hơn. Nó có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén.
Cách phân biệt nước ối và nước tiểu
Dựa vào chất lỏng bám vào quần con, bạn rất khó xác định được đó là nước ối hay nước tiểu. Vì lượng chất lỏng thoát ra khá giống nhau. Độ loãng tương tự và gây cảm giác ẩm ướt khó chịu giống nhau.
Một số cách sau đây cố thể giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại chất lỏng này. Dựa vào cảm giác của mình, bạn cũng có thể xác định được đó là nước tiểu hay nước ối.
Nếu bạn vừa đi vệ sinh và bàng quang hoàn toàn trống rỗng, nhưng dịch vẫn tiếp tục tiết ra ướt cả quần con, đó có thể là do rỉ ối.
Dùng băng vệ sinh sẽ giúp bạn xác định được liệu đây là nước tiểu hay nước ối. Quan sát dung dịch chứa trong miếng băng vệ sinh, bạn có thể phân biệt được đó là nước ối hay nước tiểu.
Hoặc để chắc chắn hơn, bạn có thể sử dụng giấy quỳ để kiểm tra độ pH của chất lỏng.
- Nếu chất lỏng đó khiến cho giấy quỳ chuyển sang màu đỏ, thì đó chắc chắn là nước tiểu. Vì độ axit trong nước tiểu cao.
- Nếu chất lỏng đó khiến cho giấy quỳ chuyển sang màu xanh, đó chính là nước ối. Vì nước ối có tính kiềm cao hơn.
Và nếu dung dịch bạn nhìn thấy có màu vàng nâu hoặc màu xanh lá, đó có thể là dấu hiệu không tốt, và bạn cần đến trung tâm y tế để kiểm tra ngay.
Đừng bỏ lỡ:
Đề phòng và xử lí khi bị rò rỉ ối
Rò rỉ ối rất nguy hiểm. Hiện có nhiều bà bầu thường tỏ ra chủ quan, không thăm khám kịp thời để được phát hiện và xử lí đúng cách. Một số người gặp hiện tượng nhẹ thì tự ý “điều trị” bằng cách uống thật nhiều nước dừa, nước mía mỗi ngày với mong muốn “bù” lại lượng ối bị giảm.
Theo các bác sĩ, làm như vậy là rất sai lầm. Nước dừa và nước mía không có tác dụng gì trong trường hợp này ngoài việc khiến lượng đường trong máu tăng lên quá cao.
- Để dự phòng nước ối không bị suy giảm, thai phụ cần ăn uống đủ, mùa hè có thể uống tăng hơn do lượng mồ hôi tiết ra nhiều.
- Nên uống nước mát, không nên ăn mặn quá, làm cho môi trường không tốt đối với thai nhi và bà bầu.
- Người được chẩn đoán suy nước ối có thể uống nước râu ngô, rau má, mã đề, bổ sung nước canh, nước lọc…
- Ngoài ra thai phụ cũng cần thường xuyên thăm khám thai và đo chỉ số nước ối
- Nếu bạn chắc chắn rằng mình đang bị rò rỉ nước ối
- Hãy nhớ không được làm “chuyện ấy” hoặc ngâm mình trong bồn tắm.
Làm gì khi bị rò nước ối?
Khi xảy ra hiện tượng rò rỉ, cách tốt nhất là đến viện ngay lập tức để bác sĩ có phương pháp xử lí kịp thời. Đối với một số trường hợp, thai phụ sẽ phải nằm điều trị đến tận lúc sinh.
Nếu lượng ối đã bị cạn, em bé không còn an toàn thì được chỉ định ngừng thai kì để tránh gây nguy hiểm cho người mẹ.
Nếu bạn đã mang thai 37 tuần trở lên, không cần quá vội vàng đến bệnh viện. Bạn hãy chuẩn bị tất cả dụng cụ, tư trang để lâm bồn. Vì rất có thể những cơn chuyển dạ sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ tới. Đương nhiên điều này chứng tỏ bạn sắp sinh em bé.
Việc nắm rõ màu nước ối giúp cho bà bầu chủ động có phương pháp chăm sóc và bảo vệ thai nhi khỏe mạnh, phát triển ổn định. Đồng thời giúp ngăn ngừa các dị tật thai nhi. Mẹ nhớ quan sát và theo dõi kỹ vấn đề này để bảo vệ mẹ và bé nhé!
Nguồn thông tin: Phân biệt rỉ ối với dịch âm đạo – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!