Điều bé nên hiểu và nói trước khi bé tròn 4 tuổi thì vô cùng quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ cho bé. Độ tuổi từ 2 đến 4 là khi trẻ nói chuyện tốt nhất! Bé bắt đầu hiểu ngôn ngữ nhiều hơn và nhiều hơn nữa và bé bắt đầu giao tiếp bằng cách sử dụng từ nhiều hơn là sử dụng cử chỉ hoặc khóc mè nheo cho những thứ bé cần. Và như mẹ biết, sự phát triển của bé được bao phủ trên rấtt nhiều nền tảng bao gồm các mốc quan trọng về ngôn ngữ.
Con sẽ bắt đầu hàng loạt câu hỏi và có lẽ câu phổ biến và ngắn gọn nhất bé hay dùng là ‘tại sao?’, trong mọi trường hợp từ hợp lý đến làm mẹ phát điên lên vì hàng loạt các câu hỏi từ con. Nếu xem đó như là một cơ hội để cột mốc ngôn ngữ phát triển tốt hơn thì đây chính là thời gian tốt nhất để thử và trả lời tất cả các câu hỏi của bé với phạm vi từ vựng của mình.
Dưới đây là 51 điều bé nên hiểu và nói trước khi bé tròn 4 tuổi. Vì vậy, đây là danh sách các cột mốc ngôn ngữ mà bạn có thể tự kiểm tra cho bé nhà mình nhé!
Đọc thêm: 36 cột mốc ngôn ngữ cho bé trước khi lên 7 tuổi
Các mốc quan trọng ngôn ngữ giữa tuổi từ 2 đến 3
51 điều cha mẹ nên dạy bé hiểu và nói trước khi bé tròn 4 tuổi
- Bé có thể đặt tên và xác định một số bộ phận cơ thể
- Bé biết tên và có thể kết hợp 4 đến 5 màu cơ bản
- Hiểu được hầu hết mọi thứ nói với mình
- Biết được các từ và hiểu được những sự đối lập đơn giản như “lớn” và “nhỏ”
- Bé có thể tập trung chú ý đầy đủ đến một hoạt động trong 5-7 phút
- Hiểu được khái niệm ‘một’ và ‘tất cả’
- Hiểu khái niệm “đơn”. Nếu bé chơi với 6 đồ chơi, và bạn yêu cầu lấy một, bé sẽ có thể đưa cho bạn một món đồ chơi.
- Hiểu được khái niệm về thời gian, đặc biệt là ‘ngày hôm qua’ và ‘ngày mai’
- Thích nghe những truyện ngắn, bài hát và vần điệu
- Thích nghe cùng một câu chuyện nhiều lần!
- Có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản như “chải tóc của búp bê”
- Hiểu được các đại từ và có thể đặt một đồ chơi ‘vào’, ‘trên’ hoặc ‘dưới’ một hộp khi được hỏi
- Có thể xác định, so khớp và đặt tên cho hình ảnh và sự kiện thông thường.
- Chỉ vào ảnh trong sách khi được gọi tên
- Nếu cần thứ gì đó, bé có thể yêu cầu các món hàng theo tên
- Nói chuyện với đồ chơi!
- Đặt được câu hỏi cái gì đây?
- Có thể nói với bạn khi nào bé muốn đi nhà vệ sinh, hoặc nếu bé đã lỡ tè ra quần.
- Và có thể nói tên đầy đủ của mình
- Có thể giữ ngón tay để nói tuổi của mình.
- Cố gắng nói hay kể chuyện dù ngữ pháp có thể sai, và câu lủng củng.
- Sử dụng câu với 2-3 từ như ‘Con muốn nó’, ‘Con buồn ngủ’
- Có thể sử dụng danh từ và động từ với nhau “Bố ngồi”
- Có thể sử dụng hai từ phủ định ví dụ: “Không muốn”
- Sử dụng các cụm từ với động từ như “Bố ăn cơm, mẹ đi ngủ”
- Phân biệt được hành động quá khứ, như đã ăn rồi…
- Sử dụng một số giới từ, đại từ
- Nói chuyện với trẻ em khác cũng như người lớn
- Cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách nói thay vì đánh hoặc khóc
- Trả lời các câu hỏi đơn giản về chức năng đối tượng. Ví dụ. “Con thích món ăn nào?”
- Có thể lặp lại 1 đến 5 tiếng sau bạn.
Dấu hiệu nguy cho các cột mốc ngôn ngữ ở tuổi này:
Khi nói chuyện với con bạn:
- Hay giận dữ khi nói chuyện có điều không hài lòng, và không dùng từ ngữ để giải thích mà vẫn thường xuyên dùng phương pháp khóc.
- Gia đình gặp khó khăn trong việc hiểu con mình khi nói chuyện.
- Con chỉ dùng một từ một lần để nói hay trả lời.
- Bé gặp khó khăn khi sử dụng nhiều từ hơn với nhau
Các cột mốc ngôn ngữ giữa 3 và 4 tuổi
51 điều cha mẹ nên dạy bé hiểu và nói trước khi bé tròn 4 tuổi
- Hiểu thời gian thậm chí tốt hơn. Ví dụ như ‘ngày mai’, ‘thời gian ăn trưa’, ‘buổi sáng’
- Hiểu những động từ đối diện như ‘nhanh’ và ‘chậm’
- Hiểu được việc sử dụng vật thể hằng ngày.
- Có thể nhớ địa chỉ nơi mình sống
- Có thể hát nhiều bài hát
- Làm theo các lệnh phức tạp như ‘đi đến phòng và đóng cửa lại’
- Có thể nói hai sự kiện theo thứ tự xảy ra
- Có thể nhớ lại 2 hoặc 3 điều đã xảy ra trong câu chuyện bạn vừa đọc cho bé
- Nói câu có độ dài từ 4 đến 5 từ
- Sử dụng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc thay vì ném cơn giận dữ mọi lúc.
- Sử dụng danh từ và động từ thường xuyên nhất
- Và sử dụng một số từ đo lường, đánh giá (ví dụ: không, không thể), số nhiều không đều (ví dụ: nhiều bạn), động từ trong tương lai và các liên từ (ví dụ bởi vì, và, chúng ta sẽ)
- Sử dụng số nhiều từ phức tạp, ghép thường xuyên
- Ngữ pháp câu tăng cường, mặc dù một số lỗi vẫn còn tồn tại
- Sử dụng hợp lý các câu với ngữ pháp đơn giản
- Có thể đặt tên ít nhất hai màu
- Có thể đặt tên các hình dạng đơn giản
- Hỏi nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động đang diễn ra “Cái gì thế này?” “Chúng ta đi đâu?” “Tại sao?”
- Có thể trả lời câu hỏi ‘Ai?’ và ‘Đâu?’
- Có thể làm bạn khó chịu bằng cách lặp lại câu hỏi thay vì trả lời câu hỏi.
Dấu hiệu nguy cho các cột mốc ngôn ngữ ở tuổi này:
- Khó hiểu khi nói chuyện hay nghe con diễn đạt điều gì thường xuyên
- Hay nói lắp
Con tôi không đáp ứng được vài mốc quan trọng về ngôn ngữ
51 điều cha mẹ nên dạy bé hiểu và nói trước khi bé tròn 4 tuổi
Nó là hoàn toàn bình thường cho một đứa trẻ không đạt hết toàn bộ cột mốc cơ bản, hay những điều bé nên hiểu và nói trước khi bé tròn 4 tuổi khi nói đến phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu con rơi với tình trạng báo động thì bố mẹ nên lo lắng và có cách xử lý kịp thời. Đây là một thời đại quan trọng cho sự phát triển của ngôn ngữ như là ngôn ngữ chính của bé.
Nguồn – the Asina Parent Singapore, Danh sách cột mốc ngôn ngữ được biên soạn bởi Speech Therapist, Isabel Tan
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!