Bé lớn lên hằng ngày, sự hiểu biết về ngôn ngữ sẽ phát triển hơn. Các cột mốc ngôn ngữ cho bé cũng thay đổi theo độ tuổi và phát triển dần lên.
Trong vòng 3 năm tới, con của bạn sẽ bắt đầu nói chuyện như một người lớn, hiểu được các sắc thái của ngôn ngữ. Bé thậm chí còn bắt đầu hiểu các trò chơi chữ và đùa giỡn xung quanh các trò chơi chữ này, điều mà bạn nên mong đợi!
Vì vậy, đây là 50 cột mốc ngôn ngữ cho bé mà con bạn cần đạt được khi 7 tuổi. Một lần nữa, đây chỉ là những hướng dẫn. Bạn cần phải quan tâm nếu bé chưa phát triển toàn diện các cột mốc ngôn ngữ cho bé này.
Các cột mốc ngôn ngữ cho bé: từ 4 tuổi đến 5 tuổi
- Bé có thể hiểu, hình dung và nhận biết màu sắc và hình dạng, ví dụ: “Màu của tam giác này là gì?”
- Có thể tập trung nghe đọc truyện và trả lời các câu hỏi đơn giản.
- Xác định vật thể theo chức năng của chúng-“nước đến từ đâu?”
- Bé có thể xác định đồng tiền xu và tiền giấy khác nhau
- Hiểu “buổi sáng”, “buổi chiều”, “tiếp theo”
- Thực hiện theo hướng dẫn phức tạp, nhiều hoạt động ví dụ như: “Con hãy lấy bút chì màu, vẽ một bức tranh và đưa nó cho mẹ khi con vẽ xong nhé!”
- Nói câu có độ dài từ 4 đến 8 từ
- Đặt tên cho động vật thông thường và có thể phân loại chúng là động vật hoang dã, trong nước, vật nuôi, vườn thú …
- Sử dụng câu đúng ngữ pháp đơn giản
- Mô tả các vật thể và sự kiện theo cách quanh co của riêng mình!
- Bé có thể mô tả ngày hôm nay thế nào, và cũng có thể diễn đạt cảm xúc của mình về nó.
- Có thể kể lại câu chuyện
- Trả lời câu hỏi phức tạp gồm 2 phần liên quan đến lý luận logic, ví dụ: “Bạn làm gì khi trời mưa?”
- Trả lời các câu hỏi liên quan đến giác quan, ví dụ, “Bạn làm gì với đôi mắt / mũi / tai của bạn?”
Và đây là dâu hiệu cần quan tâm nếu con bạn trong độ tuổi 4-5 và rơi vào các tình trạng sau:
- Con bạn không thể làm theo chỉ dẫn.
- Sử dụng những câu không đầy đủ
- Nói lắp bắp hoặc nói lắp.
Các cột mốc ngôn ngữ cho bé: từ 5 đến 6 tuổi
15. Hiểu ‘trái’ và ‘phải’
16. Hiểu biết hầu hết các khái niệm về thời gian
17. Sử dụng mô tả phức tạp hơn
18. Hiểu được các mối quan hệ không gian như ‘trên đỉnh’, ‘phía sau’, ‘xa’ và ‘gần’
19. Biết địa chỉ của mình
20. Hiểu “giống nhau” và “khác biệt”
21. Nói câu có độ dài từ 5 đến 6 từ
22. Xác định các đối tượng bằng cách sử dụng chúng và có thể cho biết đối tượng được tạo ra từ gì
23. Đặt những câu hỏi đơn giản. ví dụ “mẹ, chúng mình đang đi đâu?”
24. Đọc tên chữ cái (a-z) và số (1-20)
Các cột mốc ngôn ngữ cần quan tâm ở độ tuổi này (5-6 tuổi)
- Gặp rắc rối trong trường mẫu giáo về hòa nhập, tâm lý, hành vi
- Những người trưởng thành không quen biết thấy bé nói rất khó hiểu, không rành mạch.
Các cột mốc ngôn ngữ cho bé: từ 6-7 tuổi
25. Hiểu và nhận biết bảng chữ cái
26. Có thể biết các âm, vần ghéo, và như vậy, có thể đánh vần
27. Hiểu các đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất
28. Bắt đầu quan sát dấu chấm câu trong khi đọc và viết.
29. Bé có thể kể chuyện ngắn, (nhiều bé có thể tự sáng tác câu chuyện của mình)
30. Hiểu khái niệm thời gian và không gian ví dụ: trước / sau, thứ hai / thứ ba
31. Hiểu các khái niệm toán học như “ít”, “nhiều”, “tất cả” và “ngoại trừ”
32. Có thể sử dụng nhiều từ mô tả – cả tính từ và trạng từ
33. Có khả năng lập lại câu dài chính xác
34. Biết biết tuổi và ngày sinh nhật của mình
35. Có các khái niệm về thời gian đơn giản: sáng, chiều, ban đêm, ngày, sau, trong khi, ngày mai, hôm qua, hôm nay
36. Sử dụng các câu dài và phức tạp hơn
Dấu hiệu quan tâm cho các cột mốc ngôn ngữ (6-7 tuổi)
- Vẫn còn gặp rắc rối trong trường mẫu giáo / trường học về hòa nhập, tâm lý, hành vi
- Những người trưởng thành không quen biết thấy bé nói rất khó hiểu, không rành mạch.
Con tôi đã bỏ lỡ vài cột mốc ngôn ngữ thì có sao không?
Bạn có thể bỏ lỡ một vài cột mốc trong cuộc đời. Hầu hết trẻ em bắt đầu hiểu ngôn ngữ ở một tốc độ và độ tuổi rất khác nhau. Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em song ngữ hoặc ba thứ tiếng trở lên. Tuy nhiên, sau khi 6 tuổi, con của bạn sẽ có thể đáp ứng hầu hết các mốc quan trọng.
Nếu bạn phát hiện ra những dấu hiệu cần quan tâm trên, bạn cần hành động và liên hệ với sự giúp đỡ hưu hiệu cho bé nhà mình. Nếu nói chậm bạn có thể đến gặp chuyên gia hay các trung tâm hổ trợ. Một lần nữa, không cần phải lo lắng nếu điều này xảy ra, nhưng can thiệp sớm có thể cải thiện việc khuyết tật về ngôn ngữ của bé nếu có.
(Nguồn: Language milestones list compiled by Speech Therapist, Isabel Tan Isabel Tan biên soạn)
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!