Trí thông minh này bao gồm cả khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả để thể hiện bản thân bằng hùng biện hoặc qua thi ca; hoặc có thể dùng ngôn ngữ để nhớ thông tin. Các nhà văn, nhà thơ, luật sư và diễn giả là những người mà theo Howard Gardner có trí thông minh ngôn ngữ tốt.
Người có trí thông minh ngôn ngữ vượt trội có khả năng gì?
- Những quyển sách rất quan trọng đối với tôi.
- Tôi có thể nghe thấy những từ vang lên trong đầu mình trước khi đọc, nói hay viết chúng ra.
- Tôi nghe đài hoặc nghe băng nhiều hơn là xem ti vi hay xem phim.
- Và tôi có khả năng từ ngữ trong các trò chơi như sắp xếp chữ, đảo chữ hay mật khẩu.
- Tôi thích giải trí hay chơi những trò nào mà có sự xoắn lưỡi, có những âm điệu vô nghĩa hay có sự chơi chữ.
- Đôi khi những người khác phải dừng lại và đề nghị tôi giải thích ý nghĩa của những từ ngữ mà tôi sử dụng khi viết và nói.
- Tiếng Anh, các môn học xã hội và lịch sử đối với tôi dễ hơn nhiều so với môn toán và khoa học trong thời gian tôi còn đi học phổ thông.
- Khi lái xe thong thả trên xa lộ, tôi có sự chú ý vào những từ ngữ viết trên bảng quảng cáo nhiều hơn chú ý quang cảnh xung quanh.
- Cuộc nói chuyện, trao đổi của tôi thường liên quan đến những thông tin tham khảo mà tôi vừa được đọc hoặc nghe thấy.
- Gần đây tôi đã viết về một số điều đã làm tôi đặc biệt tự hào hoặc những điều giúp tôi được nhận ra giữa những người khác.
- Những năng lực ngôn ngữ khác: …
Làm sao để phát triển trí thông minh ngôn ngữ cho trẻ?
Ngay từ khi một tháng tuổi, bé đã biết chú ý lắng nghe và dõi theo những động tác của mẹ,vì vậy dù chưa nói được nhưng bé có thể tương tác với mẹ khi nghe mẹ nói và cười với mình. Thông thường, khi được 6 tháng bé có thể gọi “Ba, ba, mama” hay một số âm tiết đơn giản như “ê, a” khi “giao tiếp” với người lớn. Từ 9 tháng tuổi, bé có thể nói được những từ đơn giản, thực hành theo những yêu cầu của mẹ như “nheo mắt”, “làm mưa”, “lắc đầu”, “vỗ tay” hay cười khi mẹ gọi tên… Trước 3 tuổi, bé đã có vốn từ vựng tương đương 300 từ để trò chuyện và có thể “lý sự” với người khác.
Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ phát triển trí thông minh ngôn ngữ của bé:
- Nói chuyện, kể lại các câu chuyện đã được nghe.
- Tiếp xúc nhiều với sách như đưa bé đến nhà sách, thư viện…để cho bé có thể “hít thở” bầu không khí sách vở
- Tham gia các hoạt động tập thể như diễn kịch, đọc thơ…
- Nêu lên ý kiến, thể hiện suy nghĩ của mình qua lời nói hoặc chữ viết, tôn trọng ý kiến của bé
- Bằng cách kết hợp việc dạy từ mới, cách phát âm cho bé thông qua những hoạt động đời thường trong lúc dắt bé đi siêu thị, đi tham quan sở thú, công viên, viện hải dương…
Cụ thể theo độ tuổi:
Khi bé 12-18 tháng
Mẹ hãy dạy bé gọi tên các bộ phận của cơ thể hay những đồ vật xung quanh. Cha mẹ nên nói với bé một cách chậm rãi, rõ ràng và sửa cách phát âm cho bé nếu bé nói chưa đúng. Mẹ cũng có thể chọn những loại sách có tranh đơn giản, in đẹp với nhiều màu sắc để đọc và tạo cảm hứng cho bé.
Khi bé 18-24 tháng
Mẹ nên thường xuyên đọc truyện cho bé nghe, điều đó sẽ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ rất hiệu quả. Khi đọc, mẹ hãy chú ý thay đổi giọng đọc và làm hành động minh họa theo các nhân vật trong truyện để giúp bé hiểu rõ và tạo cảm hứng cho bé. Cha mẹ cũng không nên ép bé nếu bé có dấu hiệu chán hay mất tập trung. Thêm vào đó, mẹ cũng cần dạy bé yêu những câu mệnh lệnh đơn giản, khuyến khích bé nhắc lại các câu ngắn. Thường xuyên trò chuyện, chơi đùa, tâm sự với bé giúp bé kích hoạt khả năng ngôn ngữ.
Khi bé 24-36 tháng
Mẹ cần đọc, kể truyện và tập cho bé bắt chước kể lại những câu truyện ngắn mẹ đã kể. Mẹ cũng nên tạo điều kiện cho bé giao lưu, tiếp xúc với những trẻ khác. Nhu cầu được giao tiếp với các bạn của trẻ là rất lớn. Khi bé học cách chia sẻ (hay đòi hỏi), bé cần phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó. Nếu như bé được chơi đùa với bạn bè, bé sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác của bé thành lời. Vì thế, mẹ nên dẫn bé đến các sân chơi hay công viên và khuyến khích bé giao tiếp với những bạn khác nhé.
Đặc tính của người thông minh ngôn ngữ
- Sử dụng ngôn từ rất linh hoạt trong cả văn nói và văn viết.
- Khả năng ghi nhớ sự kiện dữ liệu con số chính xác.
- Vốn từ vựng phong phú.
- Đây cũng là người có khả năng trình bày cho người khác hiểu rất dễ. Có khả năng vận dụng vốn từ, vốn ngữ pháp đã biết để thể hiện suy nghĩ, tình cảm.
- Trẻ con có trí thông minh ngôn ngữ vượt trội có thể học hiệu quả bằng việc thảo luận nhóm.
- Nhạy bén trong việc nhận ra ngữ nghĩa, vần điệu của từ ngữ, có năng lực sử dụng từ ngữ, câu cú để diễn đạt trong giao tiếp và viết văn bản.
- Thích nghe người khác nói chuyện hoặc thích tham gia vào câu chuyện…
- Chơi trò chơi liên quan đến ngôn ngữ: xếp chữ, đố chữ…
- Bất kể đã biết chữ hay chưa, bé luôn có biểu hiện thích thú khi được người lớn đọc sách, kể truyện cho nghe.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!