Dạy con không quát mắng thực chất là một phương pháp giáo dục con cái tốt hơn cho con bạn và chính bản thân ba mẹ. Những bí quyết nào sẽ giúp phụ huynh áp dụng tốt cách này?
Tìm hiểu về cách kỷ luật của người Inuit
Một bà mẹ có con gái nuôi là thổ dân Alaska với dòng máu người Inuit (hay còn gọi là người Eskimo). Và cô tình cờ đọc một bài viết với tiêu đề “Cách cha mẹ Inuit dạy con kiểm soát cơn tức giận” đã gây ấn tượng với cô ấy. Vì cũng như những bậc phụ huynh khác, cô cũng đã có khoảnh khắc lần đầu tiên quát mắng con mình trên phố, nhưng đó chắc chắn không phải là lần cuối cùng.
Trên thực tế, với một bé gái hiện đã 6 tuổi và thường xuyên ngổ ngáo, cô đã nhiều lần không kìêm chế được bản thân và trở nên nóng nảy và có những lời nói giận dữ.
Tuy nhiên, trong bài viết cô đọc nổi bật với câu chuyện của Jean Briggs, một nhà nhân chủng học đã dành hơn 30 năm cho các bộ tộc Inuit. Theo Briggs, những gia đình mà cô ở cùng không bao giờ có hành động giận dữ với cô, mặc dù cô Briggs chắc chắn rằng mình đã khiến họ nổi giận một số lần.
Và cô cũng rất ngạc nhiên với phong cách dạy con không quát mắng của họ, thay vào đó họ chọn cách trao đổi với con bằng giọng điệu bình tĩnh và tránh những biểu hiện thất vọng hoặc bực bội dù chỉ là nhỏ nhất.
Theo cô Briggs, thông qua cách này họ đã dạy con mình kiểm soát cảm xúc và tính nóng giận của bản thân.
Và như thế bà mẹ của cô bé người Inuit quyết định áp dụng và thực hiện những phương pháp mình đã đọc được trong bài viết ấy.
Làm chủ sự kỷ luật một cách hiệu quả là bí quyết để dạy con không quát mắng
Theo Robert Sege, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Floating cho Trẻ em tại Trung tâm Y tế Tufts ở Boston – Mỹ, thì phương pháo dạy con không quát mắng cùa người Inuit là những gì mà chính bản thân anh và các bác sĩ nhi khoa khác đã ủng hộ trong một thời gian.
Thay vì la mắng trẻ vì chúng không nghe lời và làm theo điều gì đó, thì họ dạy và cho con hay những điều ba mẹ kỳ vọng con sẽ làm và giúp đỡ.
Điều tiêu cực duy nhất anh Sege thấy là phương pháp dạy con không quát mắng này phát huy hiệu quả chậm hơn những phương pháp khác. Và anh thậm chí còn cho rằng đó thực sự là điều tiêu cực trừ khi đứa trẻ đang gặp nguy hiểm.
Từ lâu, chúng ta đã thấy rằng việc đánh đòn có hại cho sự phát triển của trẻ. Nhưng còn la hét thì sao? Thực sự, tất cả các hình thức trừng phạt bằng bạo lực như đánh đòn, la mắng hoặc sỉ nhục trẻ em, chỉ có hiệu quả tối thiểu trong ngắn hạn và không hiệu quả về lâu dài.
Vậy, hình thức kỷ luật hiệu quả để dạy con không quát mắng như thế nào?
- Cụ thể hóa các hành vi hay hành động mà ba mẹ mong muốn ở trẻ
- Trò chuyện với con trẻ phù hợp tuỳ vào từng độ tuổi.
- Dùng hình thức gián tiếp và sử dụng các câu chuyện kể để dạy con những gì ba mẹ mong muốn làm hay tránh làm hoặc không làm.
Dạy trẻ điều tiết cảm xúc
Nancy Molitor, Tiến sĩ, nhà tâm lý học và khoa học hành vi tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern cho hay: “Điều vô cùng quan trọng đối với cha mẹ là phải làm mẫu cho trẻ ở những hành vi, hành động và biểu hiện cảm xúc ở mặt tích cực và tiêu cực. Phụ huynh cần hiểu rằng trẻ em đang nhìn theo chúng ta ngay từ ngày đầu tiên và sẽ học theo cách xử lý những cảm xúc phức tạp của chính bản thân trẻ từ chính ba mẹ và những người xung quanh”.
Nhưng liệu dạy con không quát mắng có thực sự tốt? Liệu có khả năng nào trẻ vẫn có thể học được điều gì đó khi ba mẹ chúng nổi giận?
Tiến sẽ Molitor cho biết có một số khía cạnh có lợi khi ba mẹ thể hiện cảm xúc giận dữ với trẻ. Nhưng nó chỉ có lợi khi ngay sau đó ba mẹ sẵn sàng thừa nhận rằng họ đã mất bình tĩnh và nói chuyện, giải thích với con mình về nguyên nhân của cơn nóng giận đó; và những cách tốt hơn mà trẻ có thể giúp ba mẹ để kiểm soát cơn nóng giận.
Làm ba làm mẹ là một công việc khó khăn, và thật sự là không thực tế nếu yêu cầu ba mẹ lúc nào cũng phải vui vẻ và giữ bình tĩnh. Nhưng chúng ta có thể kiềm chế chúng, và đó cũng là một cách để họ phát triển bản thân và dạy con.
Dùng câu chuyện để dạy con không quát mắng
Một phương pháp hiệu quả khác mà các gia đình Inuit áp dụng đó là nghĩ ra những câu chuyện sáng tạo, đôi khi đáng sợ để điều khiển hành vi của trẻ.
Ví dụ như để giữ trẻ tránh xa những nơi nước sâu nguy hiểm như ao hồ thì họ kể chuyện về một con quái vật biển ẩn nấp dưới đó chờ đợi cơ hội để vồ lấy những đứa trẻ đến quá gần.
Nếu bạn lo lắng về đạo đức của việc sử dụng một chiến thuật như vậy, Sege chỉ ra rằng kể chuyện như một công cụ sửa đổi hành vi là điều mà nhiều bậc cha mẹ tham gia ở một mức độ nào đó.
Tuy nhiên, tiến sĩ Molitor hơi do dự về chiến thuật nuôi dạy con không quát mắng này. Vì nếu con bạn là một đứa trẻ sợ hãi thì chúng rất dễ bị kiểm soát bởi câu chuyện đó. Câu chuyện có thể mang lại hiệu quả, nhưng có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là đối với trẻ nhạy cảm.
Do đó, tùy thuộc vào cách sử dụng, kể chuyện có thể là một công cụ hữu hiệu để cha mẹ định hình hành vi của con cái.
Tạm kết
Mỗi phương pháp dạy con đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì thế, ba mẹ cần phải nắm rõ nguyên lý, ưu và khuyết điểm của từng phương pháp. Đồng thời, hiểu rõ con yêu là mấu chốt quan trọng để lựa chọn nên áp dụng cách nào để phát ưu tối ưu nhất hiệu quả.
Theo: www.healthline.com/health-news/the-art-of-parenting-without-yelling
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!