“Bây giờ tôi mới hiểu tại sao khi nghe thầy Isakawa nói chuyện các em lại tích cực và hào hứng hơn !”
“Là như thế nào ạ?”
“Tức là giáo viên chúng tôi đã không thể truyền đạt cảm xúc của mình đến các em.”
“Rốt cục thì điều đó có nghĩa là gì ạ?”
Chia sẻ cảm xúc khi nói chuyện với con cái
Chia sẻ cảm xúc khi nói chuyện với con cái
Ví dụ như thầy Ishikawa thường hay dùng những câu như là “Thầy cảm thấy khoẻ vô cùng khi được nghe các em chào to và dõng dạc đấy”, hay là “Thầy rất vui vì các em chăm chú lắng nghe câu chuyện của thầy!”. Tôi nghĩ rằng bọn trẻ cũng rất vui khi nghe những câu nói như vậy. Nếu thầy khiến cho bọn trẻ cảm nhận được rằng “Thầy giáo này đã cảm thấy hạnh phúc khi được đến làm việc ở trường chúng ta” thì tự nhiên, chúng sẽ sinh ra hứng thú “Chúng ta thử nghe thầy ấy nói xem sao”.
Khi được nghe những câu như “Ý tưởng của các em thật là độc đáo, thầy rất ngạc nhiên đấy” hay “Thầy sẽ vô cùng an tâm nếu trong câu hỏi này có bạn nào giơ tay trả lời giúp thầy ”, các em có lẽ sẽ có cảm giác giống như sự tồn tại của bản thân được công nhận, và cảm thấy mình được coi trọng.
Tôi giáo viên chúng tôi đã không dùng những câu như vậy, mà chỉ dùng những cách nói như “Các em hãy lắng nghe thật kỹ” hoặc là “Em hãy tự suy nghĩ kỹ vào”. Khi khen chúng tôi cũng chỉ dùng được những câu chung chung như “Em làm tốt lắm!”, “Tuyệt đó!” mà chẳng thể chỉ ra được điểm tốt hoặc điểm chưa tốt. Ôi, đây cũng là bài học cho tôi rồi!”
Khi nghe thầy nói như thế, tôi đã nói rằng “Không có gì đâu ạ. Thật ra khi nghe những lời thầy phân tích thì chính em đã học được nhiều điều !”
Chia sẻ cảm xúc khi nói chuyện với con cái
Nếu thử nghĩ về điều này thì tôi đã bắt đầu ý thức về việc sử dụng những thông điệp với chủ ngữ là “Tôi…” kể từ khi trở thành huấn luyện viên. So với cách nói “Em…” lấy đối phương là chủ ngữ, ví dụ như “Em là thế này”, “Em nên như thế này”, thì cách nói này rõ ràng là dễ được tiếp nhận hơn.
Bên cạnh đó, nếu khiến cho một người suy nghĩ rằng sự tồn tại của mình có ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc của đối phương thì người đó có thể cảm nhận được giá trị của bản thân và bắt đầu nhen nhóm ý chí muốn vươn lên. Còn nếu ta cứ chỉ đánh giá họ thì họ sẽ khó mà cảm nhận được giá trị tồn tại của bản thân mình.
Truyền tải bằng từ ngữ biểu lộ cảm xúc
Chúng ta hãy thử suy xét một trường hợp khác.
Có một người mẹ rất hay than thở với tôi rằng “Sao tôi nói bao nhiêu lần mà đứa bé nhà tôi không chịu nghe?”, khi đó, tôi đã thử hỏi ngược lại người đó câu hỏi như sau.
“Vì sao chị lại phải nói đi nói lại nhiều lần ? Chị nói điều đó là nghĩ muốn con mình trở thành người như thế nào? Nếu con chị nghe lời thì chị cảm thấy thế nào?”’
Chia sẻ cảm xúc khi nói chuyện với con cái
Người mẹ sau khi suy nghĩ đã trả lời tôi như thế này.
“Tôi muốn con tôi trở thành một đứa trẻ mà có thể tự suy nghĩ, tự hành động mà không cần tôi bảo nó phải làm gì. Nếu như thế, nó sẽ trưởng thành thành một người hạnh phúc vì có thể tự mình hoàn thành ước mơ. Tôi rất lo lắng nếu con tôi không thể hành động nếu không có cha mẹ bảo nó phải làm gì. Vì vậy nên tôi cứ nói đi nói lại. Tôi nghĩ rằng nếu nó thử làm thì chắc chắn nó sẽ làm được, nhưng nếu nó không tự mình nói ra được rằng “Con sẽ làm!” thì chính suy nghĩ của nó sẽ phản bội nó. Nếu thật sự nó có thể tự mình sắp xếp mọi thứ mà không cần ai bảo thì tôi sẽ rất an tâm và hạnh phúc.”
Khi nghe như vậy, tôi thấy tự nhiên mọi thứ loé lên mà không cần phải suy nghĩ. Tôi cảm nhận được sự yêu thương và tin tưởng dành cho con của người mẹ đã truyền được đến mình. Vậy nên tôi đã nói.
“Chị hãy nói với con chị y như thế nhé!”
Trước khi nói “Sao con không chịu làm ? Lúc nào con cũng không làm như vậy hết !”, nếu bạn truyền đạt được đến đứa trẻ “Tại sao con lại muốn như vậy” hay “Bây giờ con có suy nghĩ gì?”qua những từ ngữ thể hiện tình cảm, thì đứa trẻ cũng sẽ bắt đầu cố gắng suy ngẫm về ý nghĩa của những lời nói đó. Chắc chắn nếu thử bạn chủ động sử dụng những thông điệp với chủ ngữ “ Tôi” như “Tôi cảm thấy rằng…” thì trẻ cũng sẽ thay đổi cách tiếp nhận chúng.
Tham khảo từ benesse.jp
Xem thêm