Nhiều bà mẹ phát hoảng khi vô tình phát hiện ra “đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì” của con mình. Nhưng các mẹ đừng vội lo lắng vì tình trạng đó có thể được cải thiện sau này bé đến tuổi trưởng thành. Hoặc mẹ có thể nhờ đến các phương pháp điều trị hiện đại nhất hiện nay để giúp con lấy lại đầu ti bình thường.
- Đầu ti bị thụt là như thế nào?
- Nguyên nhân đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì
- Cách điều trị đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì hiệu quả nhất
Đầu ti bị thụt là như thế nào?
Đầu ti bị thụt chính là 1 phần hoặc toàn bộ núm vú của con bị thụt vào trong. Điều này, hiện tại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay sự bất tiện cho con mà chỉ làm thẩm mỹ vùng ngực.
Trong đó, có 3 mức độ ti bị thụt vào trong là:
- Mức độ 1 là tình trạng đầu ti tụt ít và có thể con dùng tay kéo ra được dễ dàng. Khả năng đầu ti sẽ nhô ra chỉ sau một vài lần kéo như vậy. Mức độ này nhẹ và con có đầu ti bị tụt ở tuổi dậy thì không cần phẫu thuật.
- Đầu vú kéo lên được nhưng không duy trì mà cần phải kéo liên tục chính là mức độ 2. Đặc biệt, đầu ti kéo ra và rất dễ bị thụt trở lại và cần phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.
- Mức độ 3 là núm vú tụt hoàn toàn vào bên trong và cần phải làm phẫu thuật sớm để đảm bảo không gây ra khó khăn sau này khi cho con bú.
Dạy con tuổi dậy thì – các mẹo cha mẹ nên biết!
Hành vi tuổi dậy thì và các giải pháp dành cho cha mẹ
Đầu ti bị tụt ở tuổi dậy thì ngày càng phổ biến khiến các bận phụ huynh lo lắng
Nguyên nhân đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì
Thực tế, có rất nhiều bé gái có đầu ti bị thụt vào trong. Thậm chí, có bé núm vú ẩn tận sâu bên trong tạo nên vết lõm trên đầu nhũ hoa. Đặc biệt hơn là có những trẻ không có núm vú luôn. Hiện tượng này được các bác sĩ khoa nhi cho biết, nguyên nhân chính là do khiếm khuyết, cấu tạo của trẻ chứ không phải là bệnh.
Theo B.S Dương Ngọc Vân, khoa Sản, BV Medlatec cho biết, nguyên nhân đầu ti bị tụt ở tuổi dậy thì là do bé gái chưa trưởng thành. Theo đó, tuyến sữa chưa hình thành và núm vú bị thụt vào trong là điều rất dễ hiểu.
Tình trạng bé gái có đầu ti tụt vào trong ở tuổi dậy thì là hết sức bình thường
Đầu ti sẽ phát triển bình thường sau khi bé trưởng thành hay sử dụng phương pháp hút, nặn. Nhưng thực tế, có nhiều trường hợp bố mẹ đã cho can thiệp bằng nhiều phương pháp hiện đại bậc nhất mà không có kết quả.
Một số trường hợp đặc biệt, nguyên nhân gây nên tình trạng đầu ti bị tụt ở tuổi dậy thì là do viêm nhiễm, khối u tuyến vú… Chính vì điều đó mà mẹ nên cho con đi khám ngay khi phát hiện con có dấu hiệu bất thường ở đầu ti.
Mẹ cần đưa con đi khám ngay nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trên đầu ti của con
Mức độ thụt dầu ti theo các cấp độ
Bạn hãy đứng trước gương, cởi áo và nâng ngực lên, đặt ngón cái và ngón trỏ ở phía hai bên vầng vú và bấm vào khoảng 2,5 cm dưới đầu ti. Bạn hãy làm chắc tay nhưng vẫn nhẹ dịu Tùy vào phản ứng của núm vú mà chúng ta có thể nhìn nhận độ thụt của chúng.
• Cấp độ 1: Đầu ti nhô ra thuận tiện khi bạn nhấn nhẹ phần quầng vú và khi chúng ta thả tay ra nó vẫn ở nguyên vị trí đó chứ không thụt lại ngay lập tức. Ở mức độ này bạn vẫn rất có thể cho con bú dù núi đôi nhìn chưa được thẩm mĩ. Ngực bạn không còn hoặc có ít xơ nang ở mức độ này;
•Cấp độ 2: Núm vú vẫn nhô ra khi chúng ta nhấn nhưng không được thuận tiện lắm và chúng sẽ thụt lại vào ngay khi bạn ngừng ấn. Núm vú thụt ở quá trình 2 sẽ gây khó khăn vất vả khi chúng ta cho con bú. bạn có thể có một lượng xơ nang nhỏ và ống dẫn sữa cũng tiếp tục bị thụt vào;
• Cấp độ 3: Núm vụ bị thụt và không phản ứng lại với những tác động ảnh hưởng của bạn cũng giống như không thể lôi ra Đây là cấp độ nặng nhất vì ngực sẽ có khá nhiều xơ nang và ống dẫn sữa bị thụt vào nhiều. Bạn cũng rất có khả năng bị tấy đỏ hay nhiễm trùng ở cấp độ này và sẽ không có khả năng cho con bú.
Bạn hãy kiểm tra cả phía 2 bên ngực vì rất có thể chỉ có 1 bên núm vú bị thụt.
Cách điều trị đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì hiệu quả nhất
Đầu ti bị tụt ở tuổi dậy thì không phải tình trạng ít gặp. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng. Bởi con lớn lên có thể sẽ tự phát triển bình thường. Còn nếu mẹ lo lắng về đầu ti bị tụt của con thì có thể áp dụng cách dưới đây:
Khắc phục tình trạng đầu ti thụt ở tuổi dậy thì bằng các mẹo đơn giản
- Các bé nên kéo dài đầu vú mỗi khi tắm để kéo dài các ống dẫn.
- Để phần chóp ngực thoải mái thì nên mặc áo ngực thiết kế phù hợp. Lúc này, các mô mỡ quanh ngực sẽ dồn hết cho đầu vú và giữ được vị trí mới đó.
- Nếu núm vú bị thụt quá sâu bên trong thì mẹ nên dùng cốc rượu nhỏ làm ống giác hút. Thực hiện đề đặn 2 lần/ 1 tuần và 1 ngày chia làm 2 lần uống.
Kéo đầu ti bị tuột bằng các dụng cụ chuyên dụng
Các bạn có thể cho con sử dụng một số dụng cụ kéo đầu ti chuyên dụng. Chú ý, nhớ phải làm theo đúng hướng dẫn sử dụng. Phương pháp xem là thuận tiện, sử dụng dễ dàng và nhanh chóng kéo được đầu ti nhô lên cao.
Tuy nhiên, việc kéo đầu ti này chì duy trì được một thời gian ngắn và có thể bị tụt lại bất cứ khi nào. Trường hợp, bạn nào bị tụt đầu ti nặng thì việc kéo này gần như là không có tác dụng.
Ra máu tươi sau sinh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng
Cách chăm sóc vết khâu sau sinh ở tầng sinh môn
Phương pháp phẫu thuật kéo đầu ti bị thụt
Đây là phương pháp đã được áp dụng rất nhiều trên thực tế. Bởi tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối. Bác sĩ sẽ thăm khám và tiến hành rạch một đường nhỏ ngay sát chân núm vú. Thực hiện phẫu thuật kéo đầu ti chỉ là một tiểu phẫu. Nhưng bạn đừng chủ quan mà hãy đưa con đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín hiện nay.
Đầu ti bị tụt ở tuổi dậy thì không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con. Còn xét về lâu dài thì gây ra bất tiện khi con bắt đầu làm mẹ và cho con bú. Vì vậy, mẹ hãy thật sự quan tâm đến vấn đề nhạy cảm này. Từ đó, mẹ sẽ cùng con tìm một giải pháp phù hợp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!