Hành vi tuổi dậy thì, trẻ nào cũng sẽ trãi qua, có trẻ sớm có trẻ muộn – sự phát triển ở ngưỡng này sẽ làm cho cha mẹ dù có kinh nghiệm thế nào cũng có thể hoàn toàn đi vào bế tắc, và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho trẻ – nếu không biết cách xử lý và giúp con phát triển qua giai đoạn này.
Dưới đây là một số hành vi tuổi dậy thì khá phổ biến mà các cha mẹ sẽ gặp phải ở con mình, hãy cùng đọc và rút ra kinh nghiệm cho mình khi cần nhé!
1. Con bạn có vẻ như luôn luôn căm GHÉT bạn
Một phút trước con ngọt ngào cầu xin Mẹ cho đi dã ngoại cùng lớp, hoặc con có thể nằm bên cạnh thủ thỉ. Chưa đầy 5 phút sau, con bắt đầu tỏ thái độ bực mình, khó chịu, cáu giận, la hét… coi Ba Mẹ cứ như kẻ thù, trợn mắt lên, mặt câng lên cho dù trước đó có nài nỉ, ngọt ngào thế nào…..
Nếu các bậc phụ huynh chịu khó nhơ lại, hồi con 2 – 3 tuổi cũng giống vậy, khi có gì không hài lòng là quay phắt khóc lóc, la hét hay ăn vạ… nhưng giờ ở tuổi dậy thì thì con thể hiện qua hành động trừng mắt, mặt hất lên như bất cần gì cả….
Lời chuyên gia…
Nadine Kaslow, Tiến sĩ, nhà tâm lý học chuyên về trẻ em và gia đình tại Đại học Emory ở Atlanta cho biết. “Nhưng một phần trong sự phát triển của tuổi thanh thiếu niên chính là cá nhân hóa và độc lập lập hóa, và nhiều trẻ em đôi lần cần phải phản đối cha mẹ của mình để tìm ra bản sắc riêng của mình.” Tuổi dậy thì tập trung vào bạn bè của họ nhiều hơn là gia đình của họ, đó cũng là một yếu tốbình thường.
Giải pháp:
Đôi khi cha mẹ cảm thấy rất đau đớn khi nhận được các hành vi của con đang trong độ tuổi dậy thì này, và cha mẹ thường phản ứng bằng cách trả lại con sự từ chối đến phủ phàng vì cho mình là đúng – nhưng đó hoàn toàn là một sai lầm.
“Thanh thiếu niên biết rằng họ vẫn cần cha mẹ của họ ngay cả khi họ không thể chấp nhận điều đó”, Goldman nói. Là phụ huynh, bạn cần giữ bình tĩnh và cố gắng để vượt qua giai đoạn nổi loạn tuổi teen dậy thì này, và thường cực điểm là khi 16 – 17 tuổi.
“Nếu bạn không thể nói điều gì đó tốt đẹp, tốt nhất không nói gì cả.”
Tất cả hành vi phát sinh trong cơn nóng giận của con thường làm cha mẹ đau lòng, có những trẻ còn mắng chửi cha mẹ mình. Nhưng nếu trả lại cơn nóng giận của trẻ bằng một cơn nóng giận khác của cha mẹ thì khác nào làm ngọn lửa bùng hơn nữa, và sự việc không những không giải quyết được mà còn gây tổn thương cho cả hai bên, và đào sâu sự xa cách với con ra thêm nữa.
Một giải pháp cũ nhưng là tốt trong thời điểm này là: “Nếu bạn không thể nói điều gì đó tốt đẹp, tốt nhất không nói gì cả.” Hãy cho con nhận ra rằng cha mẹ vẫn đang ở đây với con cho dù như thế nào đi nữa, sự an toàn của con vẫn là trên hết.
2. Bạn thân thiết của con là chiếc phone của con…
Sự thật mỉa mai rằng con của chúng ta gần như thân thiết với những chiếc điện thoại, hay các thiết bị truyền thông hơn như là nhắn tin, và nói chuyện trên điện thoại di động, chat trên mạng xã hội, làm cho họ ít giao tiếp, ít nhất là với những người mà họ sống với. Trong thế giới ngày nay, mặc dù, cấm tất cả các thiết bị điện tử không chỉ là không thực tế, mà cũng chưa chắc là tốt. Vì “Được nối mạng với bạn bè của họ là rất quan trọng đối với hầu hết thanh thiếu niên”, Goldman nói.
Hành vi tuổi dậy thì
Giải pháp
Susan Bartell, Tiến sĩ, một nhà tâm lý vị thành niên ở New York khuyên rằng hãy nhìn vào bức tranh lớn hơn. Nếu như con của bạn vẫn đang học tốt ở trường, vẫn hoàn thành các công việc của mình ở nhà và không hoàn toàn rút lui khỏi cuộc sống gia đình, tốt nhất là đừng can thiệp quá sâu. Tốt nhất là thiết lập giới hạn hợp lý, chẳng hạn như không “tin nhắn” hoặc các cuộc gọi điện thoại di động trong suốt bữa tối. hoặc trong khi học bài…
Thiết lập quy tắc
Một số cha mẹ không muốn để cho thanh thiếu niên có máy tính trong phòng của họ, vì như vậy sẽ khó khăn hơn để giám sát việc sử dụng máy tính, và điều này là hoàn toàn hợp lý. Nhiều chuyên gia cũng đề nghị thiết lập một quy tắc mà các máy tính đã được tắt ít nhất một giờ trước khi đi ngủ, như là một cách để đảm bảo rằng thanh thiếu niên ngủ nhiều hơn.
Một cách tốt để hạn chế bao nhiêu phút con bạn bỏ ra để nói chuyện trên di động và nhắn tin của mình: Yêu cầu con phải tự trả các hóa đơn điện thoại di động của riêng mình. Và kiên trì gai1m sát theo dõi những gì con khi sử dụng máy vi tính, đặc biệt nếu người đó là sử dụng các trang web mạng như MySpace và Facebook.
3. Luôn về nhà muộn
Cha mẹ đã quy định 9h tối là chậm nhất con phải về nhà hay đã ở trong nhà. Nhưng con vẫn luôn phạm phải, và luôn về muộn. Con không những vi phạm lần đầu tiên với lời giai thích cha mẹ chấp nhận và bỏ qua lần đầu tiên, nhưng con không dừng ở đó mà đôi khi cố tình làm lần 2, 3 khác…. Tại sao lại như thế?
“Một phần của những gì thiếu niên làm là giới hạn thử nghiệm”, Goldman giải thích. “Nhưng thực tế là họ thực sự muốn có giới hạn, vì vậy cha mẹ cần phải thiết lập và giữ nghiêm chúng.”
Giải pháp
Trước khi đặt ra các lệnh giới hạn, quy tắc, các bậc phụ huynh cần làm một nghiên cứu để đưa ra các quy tắc phù hợp với độ tuổi và hành vi của con em mình. Hãy thử tìm hiểu những gia đình của những đứa trẻ đồng tuổi con xem quy tắc họ thế nào, hay nhanh nhất là gia đình của những người bạn của con, để có thể có sự đồng nhất nếu đó thích hợp với gia đình của mình.
Goldman gợi ý hãy cho một thời gian ân hạn 10 -15 phút, và nếu họ vi phạm vào thời gian ân hạn này, thì các thiết lập về hậu quả đã được thỏa thuận và đồng ý trước đó phải được thực thi cho dù lý do của sự phãm phải thời gian ân hạn là gì đi nữa – chẳng hạn như không được ngoài chơi buổi tối trong một tuần.
Thấu hiểu con
Nếu con có vẻ không chịu về nhà sớm vì các hoạt động vui chơi không tốt bên ngoài, hoặc cảm thấy không hạnh phúc ở nhà, sau đó cha mẹ cần phải nói chuyện với cô ấy và tìm ra nguyên nhân để đưa đến giải pháp kịp thời.
Tuy nhiên, nếu lệnh giới nghiêm của bạn là phù hợp với những gì là điển hình trong đám đông của con bạn, sau đó là thời gian để thực thi các hệ quả liên quan như đã thỏa thuận nếu con vẫn tiếp tục phá vỡ quy tắc. Khi cha mẹ thiết lập quy tắc, cha mẹ phải hoàn toàn nghiêm khắc thực hiện nó, chứ không phải để hù dọa con trẻ.
4. Chơi với những đứa trẻ mà cha mẹ không thích
Bạn nhăn mặt mỗi khi con dắt những người bạn ồn ào, tóc nhuộm đỏ hoe, quần áo kỳ lạ mà bạn chưa từng thấy bao giờ, xăm mình hay xỏ lổ mũi về nhà chơi. Mỗi lần đến là lại ồn ào, bạn không biết nên bày tỏ thế nào?
Hành vi tuổi dậy thì
Giải pháp
Trẻ em có thể mặc quần áo lạ, khoen mũi hay ăn nói cười lớn tiếng nhưng vẫn là đứa trẻ đàng hoàng, Bartell, người tư vấn cho cha mẹ không nên bình luận hay chỉ trích sự khác biệt thời trang của bạn bè của con hay chính bản thân con. Ở độ tuổi này, bạn bè là mối quan hệ vô cùng khắng khít, sự chỉ trích bạn bè chẳng khác nào chỉ trích con.
Mặt khác, nếu bạn biết rằng con đang dao du với một nhóm thanh thiếu niên đường phố, bỏ học hút thuốc. Hãy trao đổi trực tiếp với con, đừng ép con vào thế phòng thủ, hãy tâm sự và thảo luận những lo lắng của cha mẹ với con về việc nhóm bạn bè con đang chơi cùng, và cũng lo lắng về vấn đề hút thuốc. Trong khi bạn không hoặc khó có thể cấm con mình chơi với bạn nào, bạn có thể can thiệp và cố gắng dập tắt các hành vi nguy hiểm trong trứng nước. Đừng ngại yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.
5. Tất cả mọi thứ đều như kịch
Mọi điều nhỏ dường như có thể làm cô con gái của bạn giận hờn, khóc, buồn hay sầu thảm. Bạn càng cố gắng giúp con thì con càng đẩy bạn ra xa như bạn chẳng hiểu gì cả….
Một phần trong sự phát triển hành vi trẻ thanh thiếu niên là cảm xúc trờ nên mạnh mạnh mẽ, dễ xúc cảm và rung động. Vì vậy những gì có vẻ như không có vấn đề lớn gì to lớn nhưng đối với con lại vô cùng quan trọng.
Giải pháp:
Các bậc cha mẹ có xu hướng coi thường tầm quan trọng của những thứ trong cuộc sống của thanh thiếu niên, Bartell nói: “Những hành động như thế gây cho trẻ hiểu lầm, và thiếu sự tôn trọng từ cha mẹ mình và cuối cùng họ sẽ dừng lại việc nói với bạn bất cứ điều gì. Ngay bây giờ, điều quan trọng nhất đối với con chính là người bạn thân con đang thích một người bạn trai mà con cũng thích… và bạn không nên xem thường, cười nhạo con, mà hãy đưa ra hành động một cách nghiêm túc như đấy cũng là nổi quan tâm nghiêm túc của bạn.
Hành vi tuổi dậy thì
Hạn chế lời giảng đạo
Đừng đưa ra lời khuyên, chê bai, chỉ trích người bạn của con hoặc cố gắng giảm thiểu nó bằng cách nói rằng một ngày nào đó con sẽ thấy mình ngu ngốc thế nào. “Chỉ cần lắng nghe và thông cảm”, Bartell nói. Và đặt mình vào vị trí của con – bởi vì, sau tất cả, bạn đã từng trải qua thời gian đó, nếu có dịp gặp lại bạn phải làm tốt hơn chứ không phải chỉ trích chúng để chúng đi nhanh hơn với con bạn.
Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ chúng trong hộp bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên Facebook và Google+ để cập nhập các thông tin mới nhất từ những theAsianparent.com Viet Nam
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!