Bà bầu đau bụng dưới có phải triệu chứng bất thường? Nếu cơn đau của mẹ kéo dài với tần suất nhiều thì mẹ nên đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ chỉ định xử lý kịp thời.
- Đau quặn bụng dưới khi mang thai trong 3 tháng đầu
- Nguyên nhân gây đau quặn bụng dưới khi mang thai tại tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3
- 1 số bệnh lý nguy hiểm có thể gây đau quặn bụng dưới khi mang thai
Đau quặn bụng dưới khi mang thai trong 3 tháng đầu
Vùng bụng dưới ở phụ nữ có liên quan trực tiếp đến cơ quan sinh sản. 1 số cơn đau bụng xuất hiện khi mang thai liên quan đến các nguyên nhân như tăng lưu lượng máu khi thai làm tổ ở tử cung, táo bón, đau dây chằng tròn hay những cơn gò Braxton – Hicks sẽ không thực sự quá nguy hiểm. Tuy nhiên khác với những cơn đau trong mức chịu đựng và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nếu tình trạng đau quặn bụng dưới khi mang thai trong 3 tháng đầu có xu hướng kéo dài hoặc ngày càng đau hơn thì khả năng cao là mẹ đang gặp phải 1 số vấn đề khá nghiêm trọng.
Mẹ có thể quan tâm:
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau nhói bụng khi mang thai 4 tháng nguy hiểm đến mẹ và thai nhi?
Thai ngoài tử cung
Việc trứng thụ tinh thành công nhưng làm tổ sai vị trí, thường là lệch ra ngoài tử cung hoặc tại ống dẫn trứng sẽ gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. Tình trạng mang thai ngoài tử cung thường đi kèm dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết là:
- Đau 1 bên ở vùng bụng dưới với cơn đau dữ dội kéo dài. Vị trí đau chính là vị trí phôi thai đang làm tổ
- Xuất huyết âm đạo kèm máu đỏ hoặc nâu, ra liên tục hoặc ngắt quãng
- Đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, khó thở
- Các cơn đau trầm trọng hơn khi mẹ bầu di chuyển hoặc ho
- Nếu khối thai bị vỡ có thể khiến sản phụ choáng, ngất, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Thai làm tổ sai vị trí dẫn đến việc bà bầu đau bụng dưới
Sảy thai và dọa sảy thai gây đau quặn vùng bụng dưới
Mang thai đau bụng dưới có sao không? Các chị em đừng chủ quan nếu bắt đầu cảm nhận được sự bất thường từ những cơn đau quặn bụng dưới khi mang thai. Tình trạng này có thể là biểu hiện của quá trình sảy thai tự nhiên thường xảy ra phổ biến trong những tháng đầu của thai kỳ.
- Âm đạo ra máu với lượng tăng dần, có thể kèm theo cục máu đông là dấu hiệu cảnh báo sớm
- Tiếp đó, thai phụ sẽ có cảm giác đau quặn bụng từng cơn kéo dài trong vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày, kèm theo co giật, bụng dưới trĩu nặng, cổ tử cung có thể mở to
- Cơn đau bụng xuất hiện bất ngờ hoặc diễn ra liên tục với cường độ tăng dần từ đau râm ran, âm ỉ đến đau nhói và lan xuống vùng lưng dưới và xương chậu.
Nguyên nhân gây đau quặn bụng dưới khi mang thai tại tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3
Vào tháng cuối thai kỳ, do sự phát triển gần như hoàn thiện của thai nhi chèn vào vùng xương chậu, phụ nữ mang thai thường gặp phải nhiều vấn đề khó chịu như đau nhức, mệt mỏi, cảm giác nặng nề, trong đó đau bụng cũng là một triệu chứng mà mẹ bầu thường gặp. Tuy nhiên, mẹ không nên mất cảnh giác với các triệu chứng đau bụng dưới kéo dài, có thể là dấu hiệu của những bất thường thai kỳ cần khám và theo dõi ngay. Bên cạnh đó, bà bầu đau bụng dưới hãy kiểm tra và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, phải đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, chất xơ và khoáng chất. Đồng thời bà bầu cũng không nên nằm hay ngồi quá lâu mà cần có chế độ vận động nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, tập yoga.
Triệu chứng đau bụng dưới mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối vẫn có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sảy thai sớm nhưng khi tuổi thai đã lớn, mẹ bầu còn có thể phải đối mặt với những nguy cơ xấu khác.
Nhau bong non
Trong suốt thai kỳ, tử cung người mẹ sẽ phát triển cùng với bánh nhau. Bánh nhau có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển. Tuy nhiên, trong 1 vài trường hợp, nhau thai có khả năng tự tách 1 phần hoặc hoàn toàn khỏi tử cung trước lúc em bé chào đời, khiến tử cung căng cứng và gây đau quặn thắt vùng bụng dưới.
Nhau bong non là tình trạng nguy hiểm không được chủ quan
Tình trạng nhau bong non là 1 cấp cứu sản khoa, gây biến chứng toàn thân và thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ. Triệu chứng điển hình là mẹ bầu bị đau bụng dữ dội. Cơn đau diễn ra liên tục, bắt đầu ở tử cung sau đó lan ra toàn ổ bụng. Nghiêm trọng hơn vùng bầu sẽ trở nên căng cứng, âm đạo chảy máu loãng. Thai phụ mất nhiều máu, da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, chân tay lạnh, thở nông kéo dài. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, tình trạng nhau bong non sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự an toàn của cả mẹ và thai nhi.
Nguy cơ tiền sản giật
Tiền sản giật thường là nguy cơ xuất hiện vào khoảng nửa sau của thai kỳ. Việc huyết áp tăng cũng như hàm lượng protein nước tiểu lên cao sẽ gây đau đầu, thay đổi thị lực, buồn nôn, khó thở và đau quặn vùng bụng dưới. Các triệu chứng này sẽ tác động đến lượng oxy và dinh dưỡng thai nhi hấp thu được, khiến em bé chậm phát triển, đẻ non còn mẹ có thể bị suy tim, suy thận, phù phổi cấp, xuất huyết não. Do đó, các mẹ bầu phải kiểm soát thật tốt các vấn đề của thai kỳ để không phải đối mặt với tình trạng đau quặn bụng dưới khi mang thai vì bị tiền sản giật.
Bà bầu đau bụng dưới là triệu chứng điển hình của tiền sản giật
Dấu hiệu chuyển dạ sớm
Dấu hiệu mang thai bị đau bụng dưới khi mang bầu vào khoảng tuần thai thứ 28 – 36 có khả năng báo hiệu việc thai phụ đang chuyển dạ sớm. Ngoài đau bụng từng hồi với cơn đau tăng dần, không giảm, quá trình chuyển dạ sớm có thể khiến mẹ bầu cảm thấy áp lực thúc xuống khung xương chậu, xuất hiện những cơn co kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ, rò rỉ dịch (nước ối) hoặc xuất huyết âm đạo.
Mẹ có thể quan tâm:
Đau bụng trên khi mang thai là gì và có nguy hiểm không?
“Lật tẩy” 5 nguyên nhân gây ra cơn đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu
1 số bệnh lý nguy hiểm có thể gây đau quặn bụng dưới khi mang thai
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Khoảng 10% các bà mẹ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu vào 1 thời điểm nào đó trong thai kỳ. Các triệu chứng điển hình bao gồm:
- Đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu
- Đau vùng chậu hoặc đau quặn bụng dưới, thường nằm ngay phía trên xương mu
- Đi tiểu nhiều lần hoặc không kiểm soát được việc đi tiểu ngay cả khi có rất ít nước tiểu trong bàng quang
- Nước tiểu có mùi hôi hoặc lẫn máu.
Mẹ sẽ thấy đau bụng dưới khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở thận làm tăng nguy cơ sinh non. Do vậy, thai phụ thường được yêu cầu kiểm tra nước tiểu qua mỗi lần thăm khám để kiểm tra các dấu hiệu của vi khuẩn có thể gây nguy cơ nhiễm trùng cao.
Viêm ruột thừa
Dấu hiệu thông thường của viêm ruột thừa là đau ở góc phần tư dưới bên phải của bụng nhưng khi mang thai, tử cung to ra, ruột thừa được đẩy lên nên thai phụ có thể cảm thấy đau ở vị trí cao hơn. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu gặp thêm các dấu hiệu khác như chán ăn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy hoặc táo bón thì hãy gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác.
Sỏi thận có thể gây đau bụng dưới khi mang thai
Những phụ nữ mang thai nếu bị sỏi thận sẽ cảm nhận được các cơn đau bụng vùng hạ sườn với mức độ nhẹ. Khi bệnh tiến triển, sỏi thận sẽ di chuyển đến niệu quản khiến thai phụ phải chịu đựng những cơn đau bụng vùng dưới rốn. Nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm và kèm theo các biểu hiện như tiểu ra máu, tiểu buốt thì bệnh nhân phải được thăm khám ngay tại các cơ sở y tế.
Sỏi thận cũng là nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới
Khối u khi mang thai
Bà bầu đau bụng quặn từng cơn, đau nhiều 1 bên, có lúc cơn đau giảm dần, có lúc dữ dội kèm thèo triệu chứng buồn nôn hoặc nôn thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ có thêm 1 khối u khi mang thai. Vấn đề này thường gặp ở những trường hợp nữ giới từng bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng nên khi mang thai thì dễ bị đảo ngược u. Cuống u làm cho thai phụ xuất hiện những cơn đau bụng thai kỳ.
Lời kết
Trong thời kỳ bầu bí, người phụ nữ sẽ dần quen với những cơn đau khác nhau như đau chân, đau ngực, đau lưng. Nhưng nếu bị đau quặn bụng dưới khi mang thai, chị em phải hết sức cẩn trọng. Không thể chắc chắn rằng tất cả các cơn đau đều cùng 1 nguyên nhân vì đôi khi đó là dấu hiệu báo động của 1 vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Tùy theo vị trí cũng như những dấu hiệu đi kèm, thai phụ hãy theo dõi tần suất, cường độ của cơn đau và báo cho bác sĩ để có thể nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnamđể cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!