Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối có thể gây ra các biến chứng như đẻ non, thai lưu, nhiễm khuẩn sơ sinh… nếu mẹ bầu không được điều trị kịp thời.
Nội dung bài viết:
- Dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối
- Tình trạng này có nguy hiểm không?
- Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai tháng cuối thế nào?
- Cách phòng ngừa bệnh
Những dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần cảnh giác
Ở giai đoạn mang thai tháng cuối, tử cung người mẹ có xu hướng nghiêng sang phải, đè vào niệu quản và thận phải, từ đó dễ gây ứ nước ở thận và viêm thận, hậu quả là việc tiểu tiện khó kiểm soát làm ứ đọng nước tiểu, vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển trong đường tiết niệu và gây nhiễm khuẩn.
1 yếu tố khác cần lưu ý là âm đạo và hậu môn nữ giới tương đối gần nhau và nằm cùng trên 1 bình diện nên dễ bị lây nhiễm chéo. Yếu tố thân nhiệt khi mang thai cao hơn bình thường, mẹ bầu bị nóng trong cũng dễ bị viêm đường tiết niệu hơn. Thói quen uống ít nước của mẹ cũng góp phần gây ra tình trạng bà bầu tháng cuối bị viêm đường tiết niệu.
Bạn có thể chưa biết:
Vì sao mẹ bầu hay bị tiểu buốt khi mang thai? Liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi?
Mang thai tháng cuối nước tiểu màu vàng đậm là bị làm sao, có phải là hiện tượng bất thường không?
Mẹ bầu có thể nhận thấy những dấu hiệu của bệnh thông qua các biểu hiện như sau:
- Đau buốt hoặc nóng rát mỗi khi đi tiểu
- Có cảm giác đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi đều rất ít
- Nước tiểu có mùi, đôi khi lại có máu
- Đau lưng, đau bụng và đau xương chậu
- Run người, ớn lạnh, nóng sốt hay đổ mồ hôi
Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các dấu hiệu này sẽ thể hiện ít hay nhiều một cách rõ ràng.
Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối nguy hiểm như thế nào?
Khi mang thai, do sức đề kháng suy yếu nên bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của thai phụ đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Mức độ nghiêm trọng của bệnh mẹ bị viêm đường tiết niệu khi mang thai sẽ phụ thuộc vào từng cấp độ của bệnh trong thai kỳ.
Trường hợp mẹ bầu bị thể nhiễm khuẩn
Thường không có triệu chứng rõ ràng và khó phát hiện. Có thể gây viêm thận, bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Với tình trạng thể viêm bàng quang
Vi khuẩn lúc này đã bắt đầu phát triển rộng ra. Thai phụ sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, có khi tiểu ra máu,…
Tình trạng viêm thận, bể thận cấp
Cùng với các triệu chứng như đã nói ở trên, người bệnh thường sốt cao, mệt mỏi,… Cơ thể thai phụ lúc này bị suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai và có thể dẫn đến sinh non.
Phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh,… Vì vậy, các mẹ bầu cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.
Bạn có thể chưa biết:
Đừng chủ quan với chứng tiểu rát khi mang thai vì mẹ có thể bị dọa sảy thai và sinh non nguy hiểm
Viêm đường tiết niệu khi mang thai nguy hiểm vô cùng: Sảy thai hoặc sinh non
Điều trị cho mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối như thế nào?
Bà bầu bị viêm tiết niệu phải làm sao? Khi bị viêm đường tiết niệu, thông thường bác sĩ sẽ kê cho mẹ bầu một số loại thuốc Tây giúp điều trị nhanh chóng và sớm hồi phục lại sức khỏe trước đây.
Những loại kháng sinh an toàn với bà bầu như ampicillin, cephalexin + nitrofurantoin…
Các triệu chứng của bệnh có thể biến mất sau khoảng 3 ngày dùng thuốc. Hãy uống tất cả các loại thuốc bác sĩ đã kê theo đúng lịch trình.
Mẹ bầu không nên dừng thuốc sớm, ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm bởi hành động này có thể gây lờn thuốc, kéo dài thời gian điều trị bệnh.
Nếu nhiễm trùng đã lây lan đến thận, bác sĩ có thể kê cho bạn một loại thuốc kháng sinh mạnh hơn hoặc tiêm thuốc qua tĩnh mạch.
Bí kíp giúp mẹ bầu phòng tránh bệnh trong suốt thai kỳ
Do sự suy giảm khả năng miễn dịch và những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, phụ nữ mang thai thường có xu hướng dễ bị bệnh viêm đường tiết niệu.
Để phòng ngừa bệnh cũng như giúp bệnh sớm khỏi, mẹ bầu cần hết sức lưu ý về chế độ chăm sóc bản thân, dinh dưỡng và vận động như sau:
- Uống đủ nước mỗi ngày, nên bổ sung nhiều nước ép hoa quả để tăng cường vitamin A,C,E cho cơ thể.
- Ăn uống đủ chất, nên ăn những thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng.
- Không nên nhịn tiểu và nên đi tiểu ngay sau khi có hoạt động tình dục.
- Khi đi đại tiện nên thực hiện lau từ đằng trước ra sau.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để bảo vệ đường tiết niệu, tránh vi khuẩn xâm nhập.
Nếu mẹ bầu bị mắc các bệnh phụ khoa thì nên điều trị dứt điểm để tránh vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập sang đường niệu đạo.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!