Dấu hiệu thai ngoài tử cung ở những giai đoạn đầu ra sao và nếu được chẩn đoán muộn thì sẽ như thế nào? Đồng thời, bài viết cũng nói về việc chẩn đoán tình trạng này tại trung tâm y tế.
Thai ngoài tử cung là bệnh gì?
Theo tự nhiên, khối thai sẽ di chuyển và làm tổ tại tử cung. Nhưng đôi khi, vì một số nguyên nhân thì khối thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Hiện tượng này được gọi là mang thai ngoài tử cung. Những vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:
- Vòi tử cung: trường hợp hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ 95%
- Ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung
Những dấu hiệu thai ngoài tử cung ở giai đoạn đầu và muộn như thế nào?
Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, nhiều chị em phụ nữ có thể còn chưa nhận thức được rằng mình đang mang thai. Ba dấu hiệu thai ngoài tử cung kinh điển bao gồm:
- Đau bụng dữ dội ở bụng, xương chậu, vai hay cổ;
- Kinh nguyệt không xuất hiện
- Chảy máu âm đạo nhiều hoặc ra từng đốm máu
Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ không có cả ba dấu hiệu trên. Những triệu chứng đặc trưng này xảy ra ở thai ngoài tử cung đã bị vỡ (đi kèm với xuất huyết nội nghiêm trọng) và mang thai ngoài tử cung không vỡ. Và một mặc khác, những triệu trứng này lại có thể bị nhầm lẫn qua những bệnh lý khác như sảy thai, động thai,….
Các dấu hiệu thai ngoài tử cung thường xảy ra 6-8 tuần sau kỳ kinh nguyệt bình thường cuối cùng, nhưng chúng có thể xảy ra trễ hơn. Những triệu chứng khác của thai kỳ như ốm nghén, đau ngực,..cũng có thể có thai ngoài tử cung.
Dấu hiệu thai ngoài tử cung khi khá muộn
Khi xuất hiện những triệu chứng này thì khả năng cao thai ngoài tử cung đã bị vỡ và thai phụ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức:
- Mệt và yếu trong người
- Chóng mặt và cảm giác ngất xỉu khi đứng có thể
- Huyếp áp thấp
- Mạch yếu và nhanh
- Da nhợt nhạt
Thật không may, một số chị em mang thai ngoài tử cung chảy máu không nhận ra mình đang bị tình trạng nguy hiểm và việc chẩn đoán bị trì hoãn cho đến khi các dấu hiệu nghiêm trọng trên xuất hiện.
Nếu dấu hiệu dễ nhầm lẫn thì có thể xét nghiệm để chẩn đoán không?
Điều đầu tiên mà chị em phải làm là đến bệnh viện hay trung tâm y tế uy tín để được thăm khác và chẩn đoán. Hầu hết, thai ngoài tử cung khó có thể xác định khi chỉ thăm khám bên ngoài. Tuy nhiên, với kinh nghiệm chuyên môn, bác sĩ có phương pháp để loại trừ những yếu tố khác.
Bước tiếp theo là siêu âm qua ngã âm đạo. Bác sĩ sẽ đưa một đầu dò vào âm đạo và từ đó có thể thấy liệu túi thai có nằm trong tử cung hay không.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng xét nghiệm máu để xác định mức độ hCG và progesterone của bạn. Đây là những hormone có mặt trong thai kỳ. Nếu các mức hormone này bắt đầu giảm hoặc giữ nguyên trong vài ngày, cộng thêm thấy và túi thai không có tử cung khi siêu âm, thì khả năng lại càng cao là bạn đã bị thai ngoài tử cung.
Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đau hoặc chảy máu nhiều, bác sĩ có thể không có đủ thời gian để hoàn thành tất cả các bước này. Vì lúc này ống dẫn trứng có thể vỡ trong những trường hợp nặng, gây xuất huyết nội nghiêm trọng. Các bác sĩ sẽ phải thực hiện một cuộc phẫu thuật khẩn cấp để điều trị ngay lập tức.
Liệu mẹ có thể giữ và nuôi thai lớn đủ 9 tháng 10 ngày?
Mặc dù đã có một vài trường hợp được báo cáo về việc thai phụ sinh con bằng phương pháp sinh mổ cho thai nhi sống nằm ngoài tử cung, nhưng điều này là cực kỳ hiếm. Cơ hội mang thai ngoài tử cung đủ 9 tháng 10 ngày thai kỳ là cực kỳ xa vời, và nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai phụ nhiều đến mức không bao giờ bác sĩ khuyến nghị giữ thai.
Sẽ là một điều kiện lý tưởng nếu thai nằm trong ống dẫn trứng có thể được cứu bằng phẫu thuật và di chuyển vào tử cung. Nhưng hiện khái niệm này vẫn chưa được chấp nhận như là một thủ thuật thành công và an toàn để sử dụng.
Nhìn chung, đã có những tiến bộ lớn trong chẩn đoán và điều trị sớm thai ngoài tử cung, và tỷ lệ tử vong do tình trạng này đã giảm đáng kể.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!