Mổ thai ngoài tử cung mất bao lâu và những lưu ý nào sau khi mổ để phục hồi nhanh nhất? Đồng thời, bài viết cũng đưa gợi ý những lời khuyên để vực dậy tinh thần cùa thai phụ trong giai đoạn khó khăn này.
Thế nào là thai ngoài tử cung?
Theo tự nhiên, khối thai sẽ di chuyển và làm tổ tại tử cung. Nhưng đôi khi, vì một số nguyên nhân thì khối thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Hiện tượng này được gọi là mang thai ngoài tử cung. Những vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:
- Vòi tử cung: trường hợp hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ 95%
- Ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung
Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung:
- Viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu
- Dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng
- Bị u nang buồng trứng, đã từng nạo phá thai, mắc các bệnh lây qua đường tình dục có nguy cơ mắc phải thai ngoài tử cung cao hơn người bình thường.
Vì sao phải mổ thai ngoài tử cung?
Khi phụ nữ không may được chẩn đoán thai ngoài tử cung thì tuỳ vào tình trạng và kích thước của phôi thai bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị. Khi được chỉ định mổ thai ngoài tử cung, thai phụ có thể sẽ được thực hiện mổ nội soi hoặc mổ phẫu thuật.
Mổ nội soi thai ngoài tử cung khi khối thai ngoài tử cung to hơn nhưng chưa bị vỡ. Nội soi sẽ không gây đau đớn cho thai phụ, cũng như không phải dùng nhiều kháng sinh và sau đó phục hồi nhanh. Vết mổ thai ngoài tử cung bằng phương pháp nội soi chỉ khoảng tối đa 1cm trên bụng, trông khá thẩm mỹ.
Một phương án mổ khác cũng sẽ được chỉ định nhưng thường là trong trường hợp cấp cứu, đó là khi khi khối thai đã vỡ và ra nhiều máu. Lúc này, bác sĩ bắt buộc phải mổ thai ngoài tử cung để cứu mạng sống của mẹ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mổ cũng là hướng điều trị. Nếu khối thai còn nhỏ, mới hình thành và chưa xuất hiện nhiều biến chứng xấu và chưa vỡ thì có thể sử dụng thuốc. Một loại thuốc tiêm sẽ được đưa vào cơ thể thai phụ để khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và sau đó tự tiêu đi.
Thời gian phục hồi sau điều trị
Phụ thuộc vào phương pháp mổ và thể trạng của thai phụ thì mỗi người sẽ có thời gian hồi phục riêng. Nhưng nhìn chung thì khoảng thời gian dao động như thông tin bên dưới.
Nội soi bụng
- Được xuất viện ngay trong ngày hoặc sau 48 tiếng
- Thời gian theo dõi kéo dài từ 2-4 tuần
Phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung
- Nằm viện nhiều ngày để theo dõi
- Cần ít nhất 6 tuần để lành và phục hồi
Những điều cần lưu ý sau khi mổ thai ngoài tử cung
- Hạn chế hoạt động thể chất nặng. Có thể bạn được mổ nội soi, hoặc sức khoẻ bạn tốt và hồi phục nhanh, nhưng tốt nhất là tránh không tập thể dục quá nhiều. Nhất là chuyển động nào làm căng hay kéo giãn vết mổ. Khuyến khích đi lại nhưng phải đi bộ chậm rãi. Đồng thời nhẹ nhàng khi di chuyển cầu thang.
- Chế độ ăn đầy đủ chất và nhiều rau xanh để hạn chế táo bón. Đồng thời uống nhiều nước và tránh thực phẩm không tốt cho việc lành vết mổ.
- Tái khám đúng theo lịch bác sĩ hẹn.
- Thảo luận với bác sĩ về thời gian kiêng quan hệ tình dục và các biện pháp tránh thai được phép sử dụng.
- Nếu có kế hoạch mang thai lần nữa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian an toàn có thể mang thai lại sau khi điều trị kết thúc.
Cách vượt qua cảm giác tiêu cực khi mất con
Đối với các thai phụ mang thai lần đầu hay/và đang rất mong mỏi con thì đây là một cú shock tinh thần khá lớn và trải nghiệm đau đớn về thể xác. Dưới đây là một vài lời khuyên có thể giúp bạn lấy lại tinh thần vui sống và lạc quan:
- Không kiềm nén cảm xúc. Hãy khóc hay la nếu thấy buồn và cần giải toả. Đây là việc hết sức bình thường.
- Chia sẻ, tâm sự với người mà bạn tin tưởng. Có thể đó là chồng, mẹ ruột hay cô bạn thân. Bất kỳ ai có thể giúp bạn trút gánh nặng trên vai.
- Tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý nếu cần thiết.
- Những hội nhóm hay câu lạc bộ với những người có trải nghiệm tương tự có thể là nơi bạn tìm đến để tránh cô đơn và phục hồi tinh thần.
- Yêu thương và chăm sóc bản thân. Hãy làm những điều nho nhỏ mà bạn thích, tham gia các lớp học một kỹ năng mới,….Làm gì cũng được, miễn nó giúp bạn cảm thấy hạnh phúc.
Thai ngoài tử cung làm giảm xác suất mang thai sau này, và tăng nguy cơ tiếp tục mang thai ngoài tử cung vào lần tiếp theo. Nhưng đó không phải là kết thúc, vì thế bạn đừng nản lòng nhé. Hãy tìm hiểu kỹ càng về bệnh, hiểu bản thân và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ tin tưởng. Rồi điều nhiệm màu sẽ lại đến với bạn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!