Một trong những trường hợp hiếm gặp trong ngành y khi một thai phụ mang thai ngoài tử cung và một thai trong tử cung.
Mang thai ngoài tử cung tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ với cả mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt là những rung chấn, va chạm thường ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi mà không được bảo vệ bởi tử cung của người mẹ, dẫn tới nguy cơ xảy thai tăng cao.
Song thai ở hai vị trí khác nhau
Trường hợp khá hi hữu tại TP. HCM
Những ngày đầu năm 2019, thấy trễ kinh hơn một tuần và đau bụng, chị P (trú tại TP. HCM) đi khám thai. Kết quả siêu âm cho thấy có túi thai trong giai đoạn sớm, cần được theo dõi.
Một thời gian sau đó, thai phụ lại thấy đau nhiều ở vùng bụng bên phải kèm theo nôn mửa và sốt.
Tưởng bị đau ruột thừa, chị P tiếp tục đến khám tại Bệnh viện Thống Nhất TP. HCM và được chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ.
Tại đây, qua siêu âm thai, các bác sỹ nhận thấy thai phụ có một thai sống khoảng 6 – 7 tuần trong tử cung. Đồng thời, còn tồn tại một khối có phản âm hỗn hợp trên siêu âm ở hố chậu phải.
Siêu âm là cách kiểm tra bất thường hiệu quả nhất
Nghi ngờ chị P bị vỡ nang hoàng thể bên phải, các y bác sỹ thực hiện phẫu thuật nội soi cấp cứu ngay trong đêm để điều trị xuất huyệt nội.
Tiến hành nội soi, các bác sĩ nhận thấy trong ổ bụng có khoảng 600 ml máu đỏ sậm. Tiếp tục kiểm tra tử cung và hai phần phụ, phát hiện tử cung to cỡ thai 7 tuần.
Chưa dừng lại ở đó, ở ống dẫn trứng phải, đoạn bóng có thêm khối thai 3×4 cm đang chảy máu qua loa.
Các bác sĩ xác định đây là trường hợp rất hiếm gặp, thai phụ đã mang song thai. Tuy nhiên, một thai nằm trong tử cung và một thai lại nằm ngoài tử cung (ở ống dẫn trứng phải) và đang chảy máu.
Để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho thai phụ và bảo toàn thai trong tử cung, các bác sĩ đã tiến hành cắt tai vòi phải để cầm máu.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được sử dụng thuốc giảm gò tử cung, hỗ trợ nội tiết thai kỳ và đang được theo dõi thai kỳ chặt chẽ.
Trường hợp hiếm gặp
Song thai, một trong một ngoài tử cung khá hiếm gặp
Theo y học thế giới, trường hợp mang thai trong và mang thai ngoài tử cung là hình thức mang thai song sinh, xuất hiện trên một chu kỳ tự phát trong quá trình thụ thai ở phụ nữ. Đây là trường hợp rất hiếm gặp, với tần suất là 1/30.000 trường hợp mang thai tự nhiên. Hiếm là vậy, song điều này lại gây ảnh hưởng bất thường đến sức khỏe của mẹ bầu.
Thai ngoài tử cung của trường hợp song thai thường nằm ở vị trí cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, vùng sẹo mổ lấy thai…
Thai lạc chỗ rất khó chẩn đoán vì triệu chứng dễ nhầm lẫn và chỉ có thể phát hiện qua siêu âm ngả âm đạo.
Phương pháp điều trị thai trong tử cung cùng tồn tại với việc mang thai ngoài tử cung là phẫu thuật nội soi, cắt khối thai ngoài tử cung, nuôi dưỡng thai trong tử cung.
Nói cách đơn giản hơn là chấp nhận bỏ thai ngoài tử cung để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và tính mạng của thai còn lại ở trong tử cung.
Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Thông thường sau 5-10 ngày quan hệ tình dục, thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Nếu có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm thai vẫn chưa thấy hình ảnh túi thai cần nghĩ đến chửa ngoài tử cung.
Các dấu hiệu nhận biết
– Trễ kinh
– Đau bụng
– Chảy máu âm đạo
– Nồng độ HCG trong máu giảm dần
Nếu nghi ngờ mình mang thai ngoài tử cung hoặc có dấu hiệu bất thường khi mang thai, các mẹ bầu cần ngay lập tức đến gặp bác sỹ để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Theo Thanh Niên
Xem thêm:
Câu chuyện một bác sĩ bị sẩy thai sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân – làm thế nào để phòng ngừa thai ngoài tử cung?
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mẹ bầu cần biết!
Thai ngoài tử cung: Nỗi lo lắng của mẹ ở thai kỳ đầu tiên
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!