Dấu hiệu mang thai từng tuần các mẹ nên nắm rõ để hiểu rõ cơ thể giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đặc biệt là các chị em lần đầu làm mẹ còn nhiều bỡ ngỡ. Bài viết sẽ nêu cụ thể từng dấu hiệu theo từng tuần để các mẹ dễ dàng tìm hiểu.
- Sau quan hệ tình dục bao lâu thì có thai?
- Dấu hiệu mang thai từ tuần 1 đến tuần 4
- Dấu hiệu mang thai tuần 5 đến tuần 6 – Giai đoạn ốm nghén
- Giai đoạn tăng tốc phát triển từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8
Sau quan hệ tình dục bao lâu thì có thai?
Trước hết, khi quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào thì sẽ giúp tăng khả năng thụ thai. Đặc biệt, nếu các chị em biết cách xác định cụ thể ngày rụng trứng thì khả năng thụ thai sẽ cao hơn.
Mẹ có thể quan tâm:
Những thay đổi khi mang thai của cơ thể mẹ trong 9 tháng thai kỳ
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai mẹ cần biết
Như vậy sau khoảng 1 đến 2 sẽ diễn ra quá tình thụ tinh khi tinh trùng bơi đến gặp trứng. Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng sẽ tạo nên hợp tử trong những ngày tiếp theo. Trong khoảng 2 tuần, hợp tử sẽ di chuyển xuống tử cung và tìm vị trí để làm tổ. Lúc này, các chị em đã có thể xác định được mình đã có thai hay chưa.
Khi phôi đã định vị mẹ đã có thể xác định có thai hay chưa
Dấu hiệu mang thai từ tuần 1 đến tuần 4
Dấu hiệu mang thai từng tuần 1 đến tuần 4 thai kỳ là giai đoạn rất nhạy cảm của mẹ và cả thai nhi. Vì phôi chỉ mới được hình thành và bám vào niêm mạc tử cung. Nên bất kỳ các tác động nào cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát triển của phôi thai. Sau đây là các dấu hiệu từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 4 mẹ cần chú ý:
Ra máu báo thai và đau bụng nhẹ
Dấu hiệu đầu tiên của mẹ khi đã mang thai ở những tuần đầu chính là ra máu báo thai và đau bụng nhẹ. Ở giai đoạn này, trứng chỉ vừa hoàn tất quá trình thụ tinh với tinh trùng và hình thành hợp tử. Hợp tử sẽ phát triển thành phôi và di chuyển xuống tử cung để định vị và làm tổ để phát triển.
Vậy máu bao thai từ đâu mà có? Nguyên nhân là do phôi hình thành chân giả bám vào gây tổn thương niêm mạc tử cung. Từ đó máu sẽ theo tử cung đi ra ngoài và được gọi là máu báo thai (xuất huyết phôi). Tình trạng này kèm thêm đau bụng nhẹ thường bị các mẹ nhầm lẫn là bị rong kinh hoặc có kinh nguyệt. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai việc này là:
- Màu sắc máu: Máu báo thai thường sẽ có màu nâu, đỏ tươi và hồng, dạng lỏng. Khác với máu kinh nguyệt chỉ có màu đỏ thẫm lẫn dịch nhờn và cục máu đen
- Lượng máu: Lượng máu thoát ra ngoài là tương đối ít. Chỉ khi dùng giấy vệ sinh lau âm đạo thì mới thấy được hoặc có thể chỉ dính một ít lên đáy quần lót.
- Cơn đau bụng: Tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ mà cơn đau sẽ ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng hơn.
Trễ kinh nguyệt
Theo các cuộc khảo sát cho thấy, tỷ lệ các chị em lựa chọn việc trễ kinh là dấu hiệu mang thai lên đến hơn 70%. Trên thực tế, khi bắt đầu mang thai cơ thể của các chị em sẽ tiết ra nội tiết tố HCG (Human chorionic gonadotropin). Đây là loại nội tiết tốt giúp duy trì thai kỳ và làm buồng trứng giảm bớt sự tích trứng dẫn đến trễ kinh.
Trễ kinh là dấu hiệu được đa số các chị em tin tưởng là mình đã mang thai
Cách tốt nhất là khi phát hiện đã trễ kinh khoảng 7 ngày. Các chị nên sử dụng que thử thai để kiểm tra mình đã có thai hay không. Hoặc có thể đến các bệnh viện để bác sĩ tiến hành kiểm tra và thông báo kết quả.
Dấu hiệu mang thai tuần 5 đến tuần 6 – Giai đoạn ốm nghén
Buồn nôn (ốm nghén)
Nguyên nhân gây ra việc ốm nghén là do cơ thể mẹ bắt đầu thay đổi sản sinh nội tiết tố. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mẹ có cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Hiện tượng này có thể xảy ra bất kể ngày hay đêm và gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của mẹ.
Đây cũng là một trong số các dấu hiệu rất dễ nhận biết. Tình trạng ốm nghén sẽ tiếp tục diễn ra và giảm bớt ở tuần 16 đến 20. Tuy ốm nghén có ảnh hưởng lớn đến mẹ nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi.
Ốm nghén gây ảnh hướng lớn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của mẹ
Bầu ngực phát triển
Cơ thể thay đổi khi mang thai, tương tự như dấu hiệu ốm nghén, sau khi đã thụ thai, cơ thể mẹ sẽ thay đổi nội tiết tố bên trong. Điều này làm cho lượng máu bơm về ngực trở nên nhiều hơn. Mẹ sẽ có giảm giác bầu ngực sưng lên và đau nhức (nhẹ hoặc nặng). Ngoài ra, phần ti và vùng xung quanh đầu ti cũng sẽ trở nên sậm màu hơn và ngực nặng hơn.
Nếu bầu ngực căng tức, mẹ hãy sử dụng áo ngực rộng rãi để thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ có thể xoa bóp nhẹ vùng ngực để giảm triệu chứng đau nhức.
Mệt mỏi và đi tiểu nhiều
Nhiều mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi ngay trong những tuần đầu tiên khi biết mình đã có thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi progesterone và các yếu tố như tăng sản xuất máu, giảm đường huyết,… Điều này sẽ gây nên cảm giác luôn mệt mỏi ở những tuần đầu thai kỳ.
Mẹ có thể quan tâm:
Bầu ngực khi mang thai sẽ thay đổi như thế nào?
9 điều làm phụ nữ mang thai thay đổi tính cách
Ngoài ra, việc đi tiểu nhiều cũng là một dấu hiệu báo thai. Tuy nhiên, dấu hiệu này lại không được rõ rệt do chịu ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt. Nếu mẹ có thói quen uống nhiều nước sẽ rất khó phân biệt cụ thể.
Mẹ mệt mệt mỏi do thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể
Giai đoạn tăng tốc phát triển từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8
Khi bước vào tuần thứ 8, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh chóng. Đây là giai đoạn chính thức chuyển từ phôi thai sang thai nhi. Khi đó sự thay đổi của mẹ trong quá trình mang thai sẽ xuất hiện thêm một vài dấu hiệu mang thai từng tuần như sau:
Huyết áp bất thường
Hầu hết các mẹ bầu sẽ xảy ra tình trạng huyết áp tăng đột ngột hoặc giảm đột ngột. Chính điều này sẽ làm mẹ thường xuyên chóng mặt và nhức đầu. Nguyên nhân là do các mạch máu bị giãn nở hoặc co lại thất thường. Dẫn đên lượng máu lưu thông không ổn định trong cơ thể mẹ.
Ngay trong lần khám thai đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp và ghi lại kết quả. Kết quả lần đầu sẽ được đối chiếu với kết quả lần khám kế tiếp và được theo dõi suốt thai kỳ. Huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến tiền sản giật nên mẹ hết sức lưu ý vấn đề này.
Huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến tiền sản giật
Nhiệt độ cơ thể tăng
Nếu như mẹ đã loại trừ nguyên nhân vận động thể chất mà thân nhiệt vẫn ở mức cao thì đây chính là một dấu hiệu báo thai sớm. Thân nhiệt của mẹ khi bắt đầu mang thai sẽ ở mức 36,5 độ C đến 37 độ C. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng sẽ không quá rõ rệt tương tự việc tiểu nhiều. Do chịu ảnh hưởng bởi việc vận động thể chất và đặc trưng sức khỏe của mẹ. Vì thế mẹ có thể tiến hành các xét nghiệm ở bệnh viện để có kết quả chính xác nhất nhé.
Tâm trạng thay đổi
Khi bước vào giai đoạn này, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên đột ngột. Việc tâm trạng thay đổi là phổ biến trong khi mang thai và có thể dẫn đến cảm xúc hoặc phản ứng hơn so bình thường. Điều này khiến tâm lý của phụ nữ mang thai dễ chán nản, khó chịu, lo lắng và hưng phấn thái quá.
Tổng kết
Mang thai là một chặng đường đầy cảm hứng với mồ hôi và nước mắt của mẹ và thiên thần nhỏ. Chặng đường 9 tháng 10 ngày với nhiều sự thay đổi không chỉ sự phát triển của con theo từng ngày mà còn là sự thay đổi về cơ thể, sức khỏe của người mẹ. Vậy mới nói mang thai và làm mẹ là một trọng trách thiêng liêng của người phụ nữ. Để có thể đón được con yêu khỏe mạnh chào đời, mẹ đã chiu đựng vô vàng sự mệt mỏi và đau đớn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những dấu hiệu mang thai từng tuần đầu tiên. Bởi 8 tuần đầu của thai kỳ là thời điểm nhạy cảm của cả mẹ và thai nhi. Để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất hãy lưu ý những dấu hiệu này cũng như chăm sóc mẹ bầu thật tốt để có một thai kỳ khoẻ mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!