Không có dấu hiệu nghén khi mang thai là trường hợp khá phổ biến ở một số mẹ bầu. Điều này khiến các mẹ lo lắng liệu mình thực sự có thai hay không dù đã thụ thai thành công. Hãy cùng nhau tìm hiểu vì sao không có dấu hiệu nghén khi mang thai nhé!
Không có dấu hiệu nghén khi mang thai là điều bất thường?
Đa phần các chị em khi được hỏi về dấu hiệu mang thai đáng tin tưởng nhất thì câu trả lời thường là ốm nghén hoặc mệt mỏi kéo dài. Tuy nhiên, ở một số chị em có thể trạng tốt và sức khỏe tốt thì các dấu hiệu này gần như bị lu mờ và không cụ thể khi bắt đầu mang thai. Vì vậy các chị em sẽ rất khó đển nhận biết được mình đã mang thai hay chưa.
Thực tế, các chị em có sức khỏe tốt sẽ không có dấu hiệu mang thai cho đến khi biết mình bị chậm kinh. Từ đó các chị em sử dụng que thử thai mới biết mình đã có thai. Ở 2 tuần đầu thai kỳ, đây là thời điểm thai nhi mới bắt đầu phát triển. Nên các chị em sẽ chưa cảm nhận rõ rệt những triệu chứng cụ thể.
Không ít chị em sau khi gặp tình trạng trên đã đến bác sĩ và nhận được sự chúc mừng từ bác sĩ. Chỉ có khoảng 20 đến 30% chị em khi mang thai không đối diện với tình trạng ốm nghén. Những mẹ bầu này sẽ trải qua quá trình mang thai suôn sẻ và thuận lợi hơn hết.
Mẹ bầu không có dấu hiệu ốm nghén thường sẽ có sức khỏe tốt
Vì sao mẹ không xuất hiện dấu hiệu ốm nghén khi mang thai?
Mẹ bầu sẽ bước vào giai đoạn ốm nghén từ tuần thứ 5 hoặc 6 cho đến hết tuần thứ 14 hoặc 16 của thai kỳ. Tùy vào sức khỏe của mẹ mà các triệu chứng ốm nghén sẽ diễn ra khác nhau. Hiện nay các bác sĩ vẫn không thể thống kê được các triệu chứng nào sẽ xảy ra đối với trường hợp nào. Một số mẹ bầu sẽ có triệu chứng nôn mửa, trong khi số khác lại thấy thèm ăn chua hoặc ngọt.
Lý giải cho câu hỏi vì sao không có triệu chứng ốm nghén khi mang thai được các bác sĩ cho rằng do mẹ có thể trạng và sức khỏe tốt. Điều này giúp cơ thể của mẹ chống chịu lại được các sự thay đổi bên trong cơ thể khi mang thai. Các mẹ bầu không bị ốm nghén thường sẽ có những yếu tố sau:
- Dạ dày khỏe: Nếu dạ dày của mẹ khỏe mạnh, mẹ sẽ hạn chế được tình trạng nôn mửa
- Tuần hoàn máu tốt: Điều này sẽ giúp mẹ luôn thấy khỏe mạnh, chống lại vấn đề mệt mỏi kéo dài
- Hay tập luyện thể dục: Mẹ bầu thường xuyên tập luyện thể dục sẽ giúp sức đề kháng tốt, chống lại tình trạng ốm nghén khi mang thai.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Mẹ bầu được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ có cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra còn giúp thai nhi phát triển tốt hơn và đầy đủ hơn.
Mẹ bầu thường xuyên rèn luyện thể dục sẽ có sức khỏe tốt chống lại tình trạng ốm nghén
Không có dấu hiệu ốm nghén khi mang thai ẩn chứa những nguy cơ nào?
1. Hội chứng buồng trứng đa nang
Mẹ không có dấu hiệu ốm nghén khi mang thai là một tin mừng. Nhưng kèm theo đó, có thể mẹ đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là tình trạng các nang trong buồng trứng phát triển nhưng lại không có trứng. Điều này có thể thảy ra ở mẹ trước khi sinh hoặc sau khi sinh con.
Khi gặp phải hội chứng này, mẹ có thể sẽ xảy ra tình trạng vô sinh sau khi sinh con hoặc rối loạn sản xuất nội tiết tố sau sinh. Khi được bác sĩ chuẩn đoán gặp tình trạng này, mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi và thăm khám. Tránh dẫn đến những tình huống đáng tiếc cho mẹ sau sinh.
Hội chứng buồn trứng đa nang rất nguy hiểm
2. Dấu hiệu sẩy thai
Việc xuất hiện các dấu hiệu ốm nghén chính là cầu nối liên lạc chính giữa mẹ và thai nhi. Tuy có làm mẹ bầu mệt mỏi và khó chịu nhưng đó là dấu hiệu hết sức bình thường. Nhưng nếu mẹ bầu xảy ra tình trạng mất dấu hiệu ốm nghén đột ngột. Đây có thể là dấu hiệu chính cho việc sẩy thai có thể xảy ra. Đa số các mẹ rơi vào trường hợp này thường thấy xuất hiện cơn đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo. Nhưng cũng có người sảy thai mà không có dấu hiệu gì.
Không có dấu hiệu ốm nghén mẹ sẽ có nguy có sẩy thai
Mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ protein, sắt, vitamin B11 và axit folic. Trong đó, vitamin B11 giúp tránh dị tật bẩm sinh cho bé ở ống huyết quản, bệnh tim, hở hàm ếch… Axit folic đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai.
3. Không bị ốm nghén sẽ sinh bé trai?
Theo ông bà ta truyền lại, nếu mẹ bầu không bị ốm nghén thì sẽ sinh bé trai và ngược lại. Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy sự chính xác về vấn đề này. Mẹ sẽ biết được giới tính của bé vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ sẽ không tiết lộ giới tính của trẻ cho ba mẹ biết. Mẹ có thể xác định giới tính của trẻ dựa trên những thay đổi và dấu hiệu trên cơ thể. Hoặc có thể dựa vào những kinh nghiệm của ông bà ta truyền lại nhé.
Tổng kết
Việc mẹ bầu không xuất hiện dấu hiệu ốm nghén khi mang thai là một việc tốt. Tuy nhiên mẹ cũng sẽ đối mặt với những vấn đề nguy hiểm nêu trên. Mẹ đừng quá lo lắng mà hãy chuẩn bị cho hành trình 9 tháng 10 ngày phía trước. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Thông qua bài viết, mong các mẹ bầu hiểu hơn về tình trạng ốm nghén. Và có nhiều kinh nghiệm hơn cho hành trình mang thai của mình nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!