Dấu hiệu bục vết mổ đẻ là vết mổ đẻ bị đau bên trong, bị sưng đỏ, nóng rát, nhói khi cử động và có mủ, có dịch tiết ra có mùi hôi…Tuy đây là tình trạng không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra nếu sản phụ không cẩn thận trong quá trình nghỉ dưỡng sau sinh mổ. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Vết mổ đẻ bao lâu thì lành?
- Dấu hiệu bục vết mổ đẻ
- Nguyên nhân gây bục vết mổ đẻ
- Lưu ý về cách vệ sinh vết mổ đẻ để tránh bị bục
Vết mổ đẻ bao lâu thì lành?
Theo các chuyên gia vết mổ đẻ cần thời gian tương tự hoặc lâu hơn vết mổ phẫu thuật thông thường khác. Như vậy trong điều kiện vết thương được xử lý đúng cách và chuyên nghiệp, bác sĩ kỹ càng, chỉ khâu chất lượng cao, vết mổ sạch sẽ, khô ráo, không bị nhiễm trùng, cơ thể sản phụ khoẻ mạnh, dinh dưỡng hợp lý thì vết mổ đẻ cần ít nhất 3 tháng để có thể bình phục, thông thường thậm chí thời gian có thể kéo đến 6 tháng.
Việc lành vết mổ cũng không có nghĩa là tử cung của phụ nữ sau sinh mổ có thể hoàn toàn lành lặn và khoẻ mạnh như lúc ban đầu được. Theo WHO và các chuyên gia sản đưa ra lời khuyên thì sau khi để mổ, phụ nữ cần hạn chế không có thai và sinh con trong ít nhất 18 tháng đến 24 tháng để tránh tổn thương tử cung hay bục vết mổ đẻ cũ.
Khám phá thêm:
Vết mổ đẻ cần ít nhất 3-6 tháng để lành
Dấu hiệu bục vết mổ đẻ
Trước tiên chị em cần lưu ý rằng vết mổ đẻ có thể bị bục sau khi mổ trong thời gian chờ lành, nhưng cũng hoàn toàn có thể bị bục trong lần mang thai hay chuyển dạ tiếp theo. Theo đó, khi thấy các dấu hiệu bục vết mổ đẻ sau, chị em nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời:
- Vết mổ bị sưng đỏ, nóng rát, đau nhói khi cử động và có mủ, có dịch tiết ra có mùi hôi.
- Có dấu hiệu bị hở, hay bị rỉ máu tại vết mổ, thậm chí thịt bên trong có vẻ lồi ra bên ngoài.
- Dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong là mẹ cảm thấy đau tức vùng bụng dưới đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương đau.
- Nếu vết mổ đã lâu nhưng khi mang thai hay chuyển dạ, chị em cảm thấy đau nhói ở tử cung vùng vết mổ cũ thì không nên lơ là.
Nguyên nhân gây bục vết mổ đẻ
Nhiễm trùng có thể khiến vết thương lâu lành, dễ bục
Vết mổ đẻ có nguy cơ bị bục khi chịu những tác động sau:
- Sản phụ vận động quá mạnh, nâng cầm vật nặng sau khi sinh một thời gian ngắn, căng cơ, làm bung chỉ, tét, bục vết mổ.
- Nghỉ ngơi không đủ, ăn uống thiếu dinh dưỡng khiến vết thương khó lành.
- Nhiễm trùng vết mổ do vệ sinh không đúng cách, không đủ.
- Sản phụ tắm sớm sau khi mổ, ngâm vết mổ trong nước.
- Quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh mổ.
- Mang thai con tiếp theo quá sớm sau khi mổ đẻ dẫn đến vết mổ cũ bị bục. Vì vết thương sau khi mổ thành sẹo, sẹo càng lúc càng dày lên, khi mang thai sớm sức nặng và bụng căng ra để đỡ thai nhi làm ảnh hưởng vết mổ cũ.
Lưu ý về chăm sóc vết mổ đẻ để tránh bị bục
1. Chăm sóc vết mổ cẩn thận
Tuần đầu sau sinh thì các sản phụ sẽ được các bác sĩ chăm sóc và thay băng vệ sinh vết mổ cho bạn, bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau và co hồi tử cung để tránh bị nhiễm trùng vết mổ hay có các biến chứng nguy hiểm khác.
Tuần thứ 2 sau sinh mổ, các bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ và cắt chỉ (không áp dụng cho trường hợp dùng chỉ tự tiêu). Khi này sản phụ sẽ phải bắt đầu tự chăm sóc vết thương. Vì thế sản phụ nên lưu ý về cách vệ sinh vết mổ đẻ tại nhà:
- lau người sạch sẽ bằng nước ấm
- không nên ngâm mình trong nước quá lâu
- có thể dùng dung dịch betadin hoặc Povidine 10% giúp vết mổ nhanh lành và tránh bị nhiễm trùng
- không nên bịt kín vết mổ bằng bông băng
- nên để vết mổ khô tự nhiên, để hở và thoáng sẽ giúp nhanh lành hơn
- trước và sau khi thay băng phải rửa tay sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn, không dùng tay chưa rửa chạm vào khu vực vết thương
Mẹ nên lưu ý khi vết mổ bị hở thì vết mổ cần được đắp với gạc ẩm vô trùng và dùng băng vô trùng để che phủ.
Khi có bất thường ở vết mổ nên đến bệnh viện ngay
Khám phá thêm:
Có nên kiêng tắm sau sinh mổ?
Theo bác sĩ Đỗ Tiến Dũng, khoa Sản, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội, sản phụ sinh mổ vẫn có thể tắm rửa bình thường, chỉ cần che kỹ hoặc tránh nước dính vào khu vực vết mổ. Việc tắm rửa không chỉ vệ sinh thân thể, còn giúp mẹ bầu thư giãn và phòng tránh stress sau sinh. Mẹ lưu ý khi tắm không đụng và chà xát vào vết mổ, dùng bông thấm khô vùng xung quanh vết mổ. Quan trọng là mẹ đừng thoa bất kỳ loại kem nào cho đến khi vết mổ lành hoàn toàn.
Trong thời gian này, mẹ nên hạn chế làm việc nặng nhọc, thay vào đó cần nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân đến khi vết mổ lành hẳn.
Thời gian lý tưởng để có bầu lại sau khi sinh mổ là 18-23 tháng để vết sẹo tử cung có đủ thời gian để hồi phục hoàn toàn.
Giữ vết mổ khô ráo, sạch sẽ
2. Lưu ý dinh dưỡng
Sản phụ nên đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mau hồi phục như:
- Bổ sung các loại vitamin như vitamin A, B,C để giảm tình trạng viêm nhiễm vết mổ.
- Các thực phẩm giàu vitamin K và các yếu tố vi lượng giúp tạo máu và nhanh lành vết thương.
- Bổ sung thức ăn có chứa protein để giúp làm liền sẹo và tránh tình trạng bị thiếu máu.
- Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng. Tránh ăn rau muống, lòng đỏ trứng, đồ nếp để tránh gây sẹo lồi.
Khi vết mổ có những dấu hiệu bất thường, xuất hiện duấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong, sản phụ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Nguồn thông tin: Nhiễm trùng sau sinh mổ – VnExpress
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!