Phụ nữ sinh mổ không chỉ phải chịu những cơn đau, mà còn có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, thường gặp nhất là vết mổ sau sinh bị mưng mủ, thậm chí bị nhiễm trùng.
Tỉ lệ mổ đẻ hiện nay ngày càng ra tăng và không phải lúc nào việc phẫu thuật cũng diễn ra thuận lợi. Nhiều mẹ lại không biết cách chăm sóc, vệ sinh khiến các trường hợp vết mổ sau sinh bị mưng mủ là không ít.
Nguyên nhân khiến vết mổ sau sinh bị mưng mủ
Thông thường sau khoảng 2 – 3 tuần, vết mổ đẻ sẽ bắt đầu liền sẹo, không còn đau nhức nhiều. Nhưng không ít trường hợp mẹ gặp phải tình trạng vết mổ đẻ bị mưng mủ, vết thương lâu lành, nguyên nhân là do:
- Vết khâu không được thực hiện đúng cách, đúng quy trình và gây nên các ổ tụ máu tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
- Vết mổ không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, thay băng thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây mưng mủ.
- Do mẹ vận động mạnh, hoặc tiếp xúc với chó mèo khiến các dị vật như bụi bẩn, lông chó mèo… báo vào vết mổ gây nhiễm trùng.
- Nguyên nhân cuối cùng khiến vết mổ sau sinh bị mưng mủ là do bản thân người mẹ có tiền sử bị lao, ung thư, bệnh bạch cầu, AIDS, suy dinh dưỡng… Các căn bệnh này khiến sức khỏe, sức đề kháng của mẹ giảm sút gây nhiễm trùng vết mổ.
Vết mổ sau sinh bị mưng mủ coi chừng biến chứng nguy hiểm!
Những nguy hiểm tiềm ẩn khi vết mổ đẻ bị mưng mủ
Vết khâu mổ đẻ bị mưng mủ là một dấu hiệu cho thấy mẹ đã bị nhiễm trùng vết mổ. Nếu không có hướng xử lý kịp thời sẽ rất dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng có thể gặp phải như nhiễm trùng máu, thậm chí nguy cơ tử vong.
Chính vì thế, nếu vết mổ sau sinh bị mưng mủ kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì các mẹ phải đi khám ngay:
- Cảm giác nóng ran ở vết mổ: Kèm theo tình trạng ửng đỏ, nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm thì tỷ lệ phần trăm cao là vết mổ đã nhiễm trùng.
- Tăng tiết dịch: Biểu hiện là chất dịch trắng hoặc dịch mủ vàng tiết ra nhiều, tần suất dày và có mùi hôi. Lớp dịch còn đọng lại ở trên hốc tạo thành do vết mổ cũ.
- Vết mổ bị sưng: Đồng thời chân của mẹ cũng bị sưng đau. Vùng bụng dưới, nhất là xung quanh vết mổ, vùng ngực bị cương cứng, cảm giác đau nhức.
- Sốt: Đây là dấu hiệu phổ biến, dễ nhận thấy nhất nếu mẹ bị nhiễm trùng sau mổ đẻ. Mẹ bị sốt đến trên 38 độ, khó hạ sốt. Kèm theo đó là tình trạng kiệt sức, mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức đầu…
Những mẹ bị mắc bệnh tiểu đường nguy cơ vết khâu mổ đẻ bị mưng mủ, nhiễm trùng sẽ cao hơn. Vết mổ bị tấy đỏ, tiết dịch và không liền sẹo lại được.
Chỉ nên băng vết mổ trong tuần đầu, hoặc khi vết mổ bị hở
Mẹ cần làm gì khi vết mổ sau sinh bị mưng mủ?
Vết mổ đẻ có dấu hiệu sưng đỏ, mưng mủ thì mẹ hỏi ý kiến bác sĩ và có chế độ chăm sóc đặc biệt:
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn Betadine để rửa vết thương. Trong quá trình vệ sinh nên loại bỏ phần mủ, vi khuẩn hoặc mô hoại tử trước rồi sát trùng.
- Trong tuần đầu, khi vết thương chưa khô mẹ có thể dùng băng vô trùng để ngăn bụi bẩn, dị vật xâm nhập. Tuyệt đối không làm ướt băng. Sau đó, nên để vết mổ được thông thoáng.
- Nếu vết mổ bị hở phải dùng gác ẩm vô trùng để đắp và che phủ bằng băng vô trùng.
Và việc cần làm nhất là đền các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Đồng thời, phải giữ gìn vệ sinh cơ thể, vết mổ sạch sẽ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để vết thương nhanh phục hồi.
Mẹ cần giữ vệ sinh cơ thể, vết mổ sạch sẽ
Mẹ cần lưu ý điều gì để vết mổ mau lành và tránh để lại sẹo?
- Không ăn các thực phẩm khó tiêu như xôi, nếp… mà chỉ nên ăn cháo loãng, uống nước lọc đến khi xì hơi được. Tránh ăn rau muống, lòng đỏ trứng, đồ nếp, hải sản có mùi…
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm, canxi, các loại vitamin A, B, C để giảm viêm nhiễm.
- Vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý. Khi nằm nên nằm nghiêng sang một bên, dùng gối để sau lưng. Tư thế này giúp mẹ tránh cơn co thắt tử cung và giúp sản dịch thoát ra ngoài nhanh hơn.
- Sang tuần thứ 2 sau khi sinh nên lau người sạch sẽ bằng nước ấm. Mẹ không ngâm mình quá lâu trong nước. Tắm xong phải lau khô người, thấm khô nước quanh vết mổ. Hoặc dùng dung dịch sát khuẩn để làm sạch.
Thực phẩm không nên ăn khi vết mổ để chưa lành
Tình trạng vết mổ sau sinh bị mưng mủ nếu được phát hiện sớm, xử lý đúng cách kịp thời sẽ không quá nguy hiểm. Nhưng mẹ vẫn phải cẩn trọng, tuân thủ theo các chỉ dẫn vệ sinh, chăm sóc vết mổ đẻ của bác sĩ. Như vậy sẽ tránh những nguy cơ, tổn hại đến sức khỏe và không để lại vết sẹo mổ lớn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!