Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối là tình trạng khiến nhiều chị em lo lắng. Gần đến ngày sinh, cơ thể phụ nữ xuất hiện những thay đổi. Thân hình trở nên nặng nề hơn. Những cơn đau cũng tái phát liên tục và thường xuyên. Hiện tượng đau bụng dưới xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thậm chí đây còn là một dấu hiệu bệnh lý bất thường ở mẹ đang mang bầu. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau.
Lý do vì sao mẹ bầu thường đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối
Do sự phát triển của thai nhi trong bụng
Có không ít các chị em mắc phải tình trạng này khi vào những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu của nó là do sự lớn lên của thai nhi. Từ đó, dẫn đến hiện tượng căng cơ, căng dây chằng. Vào thời điểm này cơ thể mẹ đang đạt trọng lượng lớn nhất. Thai nhi cũng đã phát triển hoàn chỉnh. Áp lực lên thành tử cung ngày càng lớn hơn. Các dây chằng ở khu vực xương chậu phải chịu sức ép có cường độ cao để nâng đỡ nó.
Mẹ bầu bị đau bụng dưới những tháng cuối do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Những cơn gò xuất hiện ngày càng nhiều vào các tháng cuối. Mẹ bầu bắt đầu cảm thấy việc di chuyển của mình trở lên nặng nề hơn. Cơ thể bắt đầu vụng về và chậm chạp. Cảm giác đau nhức phần phía dưới bị dồn nhiều. Nhất là khi chị em đứng lâu một chỗ hay vận động mạnh thì cơn đau càng rõ rệt hơn.
Một số nguyên nhân khác gây ra hiện tượng đau bụng dưới ở mẹ mang bầu
Hiện tượng đau bụng dưới có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác. Có thể là do mẹ bị cảm cúm dẫn đến ho và đau khu vực vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, một số mẹ bị mắc chứng ợ nóng. Đây là một triệu chứng khá phổ biến khi có đến hơn 20% phụ nữ mang thai bị như vậy. Thai nhi phát triển gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của mẹ. Từ đó làm tình trạng trào ngược axit trở nên trầm trọng hơn. Đó cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng bụng dưới ở mẹ bầu.
Ngoài ra sự thay đổi của hormone trong cơ thể cũng gây nên những cơn đau không mong muốn. Các dây chằng ở phần gối và khuỷu tay trở nên yếu hơn. Khi mẹ bầu di chuyển nhiều hay mang vác nặng gây áp lực lên phần bụng kéo theo hiện tượng đau bụng âm ỉ.
Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối liệu có đáng lo?
Khi những cơn đau xuất hiện khi mẹ làm việc quá sức hay mang vác nặng không quá đáng lo. Mẹ chỉ cần ngồi nghỉ lại một lát. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng kéo dài kèm theo một số triệu chứng như: chảy máu âm đạo, đau lưng,… Mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để khám và có biện pháp chữa trị kịp thời. Đó có thể là dấu hiệu về việc thai nhi đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng.
Đau bụng vùng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi.
– Sinh non: Lúc này mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau xuất hiện theo chu kỳ. Kèm theo với đó là hiện tượng chảy máu âm đạo.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Mẹ bầu bị đau vùng bụng dưới và cảm thấy nóng rát khi đi tiểu. Nước tiểu xuất hiện mùi lạ.
– Sảy thai: Phần bụng của mẹ có cảm giác đau nhói, gò cứng liên tục. Thậm chí phát hiện có hiện tượng chảy máu.
Một số lời khuyên cho mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối
Khi mang thai những tháng cuối, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Tránh làm việc nặng hay quá sức. Đi đứng nhẹ nhàng, cần nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mệt.
– Không nên đứng hay ngồi dậy đột ngột khi đang nằm vì nó sẽ vô hình tạo áp lực lên thành bụng và thai nhi. Mẹ nên dùng tay làm điểm tựa. Sau đó từ từ nghiêng người và ngồi lên.
– Mẹ đừng nên quan hệ tình dục ở những tháng cuối. Vì nó có thể tác động không tốt tới thai nhi gây nên hiện tượng chuyển dạ sớm.
– Massage vùng bụng và tắm nước ấm để làm giảm bớt hiện tượng căng da và cảm giác đau vùng bụng dưới.
– Xây dựng chế độ ăn hợp lý khoa học đảm bảo sức khỏe cho mẹ.
Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào những tháng cuối.
Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai ở những tháng cuối nên được chú ý và hết sức cẩn trọng. Vì đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi. Mẹ cần chăm sóc tới sức khỏe bản thân và nghỉ ngơi điều độ. Hãy sẵn sàng chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!