Khoảng 50% bà bầu không ngủ được vào 3 tháng cuối (kỳ tam cá nguyệt thứ 3). Lý do khiến bà bầu 3 tháng cuối không ngủ được là gì? Hướng khắc phục ra sao?
5 lý do khiến bà bầu 3 tháng cuối khó ngủ
Đau lưng
Đây là vấn đề khá phổ biến vào cuối thai kỳ. 3 tháng cuối, thai nhi đã phát triển rất lớn. Cơ thể mẹ cũng cồng kềnh hơn. Mẹ di chuyển cũng khó khăn hơn. Thai nhi to lên khiến mất cân bằng cơ thể, dẫn tới một số cơn đau xảy ra. Những cơn đau khá dai dẳng hoàn toàn có thể “đánh thức” bạn lúc nửa đêm. Hoặc có khi cơn đau lưng này là dấu hiệu của chuyển dạ sớm.
Làm thế nào để đối phó với những cơn đau này?
Thực hiện vài động tác yoga trên giường sẽ giúp mẹ bầu nằm thoải mái trên giường và ngủ ngon hơn.
Những cơn co thắt
Sau khi mang thai được hơn 20 tuần, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện những cơn co thắt. Sự chuyển động của tử cung đã gây nên tình trạng co thắt này.
Co thắt xảy ra với mẹ bầu khi cảm thấy có cảm giác thắt chặt trên bụng. Để giảm đau, mẹ bầu có thể tắm hoặc đặt chân vào nước ấm, uống nhiều nước. Như thế, cơ thể sẽ kiểm soát cơn đau chứ không hề thỏa mãn hay thích thú.
Khó tiêu
Kích thước thai nhi ngày càng lớn, chiếm nhiều diện tích trong bụng. Diện tích để mẹ chứa thức ăn ngày càng nhỏ lại. Lượng thức ăn no căng hoặc đầy quá khiến bụng của mẹ khó chịu.
Chú ý thực phẩm đưa vào cơ thể, mẹ nhé!
Mẹ nên tránh ăn cay, ăn nhiều một lúc. Mẹ có thể chia ra nhiều bữa nhỏ để xoa dịu cơn đói và tránh tình trạng “chèn ép thức ăn”. Thường xuyên tăng cường giấm táo, gừng và sữa chua để có thể cân bằng việc sản xuất axit trong dạ dày. Đây là gợi ý hay để hỗ trợ hệ tiêu hóa cho cả mẹ và bé.
Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa bắt đầu từ lưng dưới của mẹ và chạy dọc từ mông xuống phía sau chân, mắt cá chân và bàn chân. 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể gây ra áp lực lớn. Khi dây thần kinh bị nén lại, bạn sẽ thấy đau nhói, đau, ngứa ran hoặc thậm chí tê dọc theo toàn bộ dây thần kinh.
Những yếu tố như tăng cân, tăng khả năng giữ nước, mở rộng tử cung, bụng phát triển hoặc em bé nằm ở vị trí cuối cùng sẽ gây áp lực lên dây thần kinh. Hiện tượng này gọi là đau thần kinh tọa.
Để giảm đau, mẹ có thể xoa bóp, châm cứu và thư giãn trong tư thế thoải mái. Mẹ hãy gắng ngủ bất cứ khi nào có thể. Khi ngủ, mẹ hãy gắng nằm nghiêng ở bên không cảm thấy đau.
Hành động nhỏ này nhưng có ý nghĩa lớn vì nó sẽ giảm áp lực lên dây thần kinh. Đặc biệt, châm cứu và xoa bóp trước khi sinh có thể giúp mẹ định hướng xương chậu. Từ đó, tăng cường độ rắn chắc của cơ bắp, giảm viêm.
Bàng quang yếu
Sự thay đổi trọng lượng của bàng quang đã tăng thêm áp lực. Khi mẹ cười to hoặc hắt hơi, sẽ cảm thấy đau bụng. Mẹ nên quan tâm hơn đến những xương chậu của mình. Nếu có thể trữ nước tiểu lâu hơn, mẹ sẽ tránh việc rỉ nước tiểu.
8 ly nước mỗi ngày và các sản phẩm giàu chất xơ sẽ giúp mẹ cải thiệu vấn đề này. Không chỉ tránh táo bón, những chất này sẽ giúp tăng thêm áp lực lên bàng quang của mẹ.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng bà bầu 3 tháng cuối không ngủ được?
- Trước khi đi ngủ, mẹ bầu không nên uống nhiều nước.
- Vận động cơ thể nhẹ nhàng vào buổi sáng và buổi tối để mẹ dễ ngủ hơn.
- Giữ cho tâm lý thoải mái. Tránh rơi vào trạng thái tiêu cực, dễ bị stress sẽ dẫn đến mất ngủ.
- Tập thói quen đi ngủ sớm sẽ tốt hơn. Lúc này, cả mẹ và bé sẽ không bị rối loạn nội tiết. Quá trình trao đổi chất cũng bị ảnh hưởng.
- Nằm ngủ đúng tư thế.
- Ngủ nhiều giấc ngắn thay vì một giấc dài.
- Những kiến thức trong bài do tác giả Sasha Romary viết. Sasha đã ra mắt quyển sách mang tên The Modern Mama vào năm 2016 để cung cấp hỗ trợ thai sản và sau sinh cho phụ nữ trên toàn thế giới. Sasha muốn sử dụng thông tin dựa trên bằng chứng.
- Tự tin đồng hành hỗ trợ cha mẹ mới trong việc chuẩn bị cho em bé mới chào đời và trong những ngày đầu làm cha mẹ.
- Bà bầu nên uống nước lọc, trà bạc hà hay các loại nước ép. Không nên uống các thức uống có cồn như rượu, bia.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!